Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

5 ví dụ Cách tân Mở thành công bạn có thể học được thứ gì đó từ đấy

5 Successful Open Innovation Examples You Can Learn Something from
By Mario Honrubia, August 6, 2018
Bài được đưa lên Internet ngày:



Khái niệm ‘cách tân mở’ trở nên phổ biến nhờ Henry Chesbrough, CEO ở Trung tâm Cách tân Mở (Open Innovation Center) ở Đại học Berkeley, và cuốn sách của ông ‘Cách tân Mở - Sự cấp bách mới để Tạo ra và Hưởng lợi từ Công nghệ’ (Open Innovation – The new imperative for Creating and Profiting from Technology), nó có thể được tóm tắt trong trích dẫn sau: Cách tân mở giả thiết rằng các hãng có thể và nên sử dụng các ý tưởng ở bên ngoài cũng như các ý tưởng trong nội bộ, và các con đường bên trong và bên ngoài tới thị trường (…) Các ý tưởng có giá trị có thể tới từ bên trong hoặc bên ngoài công ty và cũng có thể đi tới thị trường từ bên trong hoặc bên ngoài công ty.
Cách tân mở là công cụ quản lý mới xem xét cách tân như một hệ thống mở nơi các tay chơi cả bên trong và bên ngoài tham gia trong quy trình cách tân và cải thiện các khả năng cạnh tranh của tổ chức. Mấu chốt để thực hiện thành công cách tân mở là tính mở, sự cộng tác, và tính sáng tạo. Các ý tưởng mới không luôn tới từ bên trong công ty, chúng có thể được sinh ra một cách cộng tác từ các tổ chức và cá nhân ở bên ngoài.
Trong bài báo này, bạn có thể thấy 5 ví dụ cách tân mở khác nhau đã giải quyết thành công vài thách thức đời sống thực, bằng việc sử dụng các ý tưởng và thông tin tới từ bên ngoài các tổ chức.
Các ví dụ về Cách tân Mở chứng minh rằng là có khả năng giải quyết các thách thức một cách cộng tác
1 Giải pháp Internet của Vạn vật (IoT) để phát hiện cháy rừng
Khi nhiệt độ toàn cầu trở nên nóng hơn mỗi năm, các vụ cháy rừng cũng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt ở các khu vực rừng khô hạn. Để cải thiện phát hiện sớm cháy từng, Cellnex Telecom, nhà vận hành hạ tầng độc lập chủ chốt về viễn thông không dây ở châu Âu, đã khởi xướng thách thức có tính cộng tác để giải quyết vấn đề này.
Cellnex đã đối tác với Ennomotive để tổ chức cuộc thi kỹ thuật thiết kế đã tạo ra 2 mẫu mới đầy đủ dựa vào IoT để phát hiện sớm cháy rừng. Trong ít hơn 2 tháng, 36 kỹ sư từ 18 quốc gia khác nhau đã đệ trình các giải pháp cho thách thức này, bây giờ được kiểm thử trong môi trường rừng có kiểm soát.
2 Tự động hóa kỹ thuật thiết kế: Xử lý các ống nặng trong sản xuất giấy
Tất cả chúng ta có lẽ tán thành rằng không công nhân nào nên nhấc các tải trọng nặng hơn 25 kg vì nó vừa có hại và vừa làm kiệt sức vật lý. Vì lý do này, công ty Forsac, đơn vị trực thuộc của Empresas CMPC, một trong những công ty về rừng và giấy lớn nhất thế giới, đã quyết định tìm kiếm giải pháp để tự động hóa việc nhấc các ống giấy bồi nặng trong các hoạt động sản xuất của nó.
Các hoạt động được nói tới gồm việc nhặt các ống lên ở cuối dây chuyền sản xuất, đặt chúng bằng tay vào vị trí thẳng đứng hoặc nằm ngang trên nệm và bảo vệ chúng bằng băng cuộn. Hệ thống mới được tìm ra phải là một cải tiến, không chỉ về kỹ thuật mà còn tiết kiệm chi phí và hiệu quả về chi phí, và với đầu tư thấp nhất có thể. Cuối cùng, Ennomotive đã xử lý thách thức cách tân mở đó và đã cung cấp cho Forsac giải pháp cải thiện được cả hiệu quả, năng suất, các hoạt động, đầu tư, và bảo trì. Người chiến thắng là Maksym Gaievskyi, một kỹ sư cơ khí từ Ukraine.
3 Nền kinh tế tuần hoàn: Tái tạo và sử dụng lại phế liệu gỗ
Masisa, nhà sản xuất và phân phối các ván gỗ, sản xuất các dạng ván gỗ WPC khác nhau để gửi cho các nhà phân phối và các khách hàng công nghiệp. Các ván đó được cắt thành các tấm có thể tái mục đích được sẽ được sử dụng trong sản xuất đồ đạc và các hàng hóa khác, nhưng quy trình cắt thành tấm sinh ra phế liệu (phế liệu và mùn cưa) không sử dụng được nữa. Toàn bộ phần bỏ đi đó được đưa tới các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, vứt bỏ đi giá trị tiềm tàng của nó, biến thành một vấn đề môi trường và thêm chi phí đối với Masisa.
Lấy kinh tế tuần hoàn như là mô hình, công ty này đã muốn tái mục đích phần gỗ thừa này để sản xuất các sản phẩm mới và tạo ra các nguồn doanh thu mới. Ennomotive một lần nữa đã tiến hành cuộc thi kết quả tạo ra ra được các miếng lát gỗ để thay thế cho mái kim loại trong các ngôi nhà và lều lán tạm. Ý tưởng này đã được Michael Ankobia, một kỹ sư Anh - Ghana sống ở Luân Đôn, và là người chiến thắng cuộc thi, chia sẻ.
Các ví dụ cách tân mở đó là tốt nếu bạn chỉ cân nhắc kỹ thuật thiết kế. Nhưng rõ ràng, bổ sung thêm vào các thách thức kỹ thuật thiết kế, có các dạng thách thức khác có liên quan tới toán học hoặc khoa học thuần túy. Đây là vài ví dụ của các công ty hàng đầu về Dữ liệu Lớn và công nghiệp dược phẩm một cách tương ứng.
4 Áp dụng Dữ liệu Lớn để phân biệt con tàu với tảng băng ngoài biển
Trung tâm Thiết kế kỹ thuật Tài nguyên Biển Lạnh – C-CORE (Centre for Cold Ocean Resource) và công ty năng lượng Nauy Statoil, đã đăng một thách thức có tính cộng tác lên Kaggle, một website nơi mọi người cạnh tranh để phân phối các giải pháp tốt nhất cho vấn đề có liên quan tới dữ liệu. Các công ty đó đã nhìn vào nguồn đám đông như là cách tốt nhất để xác định các tảng băng, đặt ra rủi ro cho cuộc sống của mọi người và các trang thiết bị dầu khí.
Để nhận diện các tảng băng, các công ty dầu ngoài khơi sử dụng các hình ảnh vệ tinh để cố nhìn phân biệt các tảng băng với các đối tượng khác ngoài biển như các con tàu. C-CORE và Statoil đã có mục tiêu tìm ra các tiếp cận họ còn chưa khám phá ra, và họ đã trao thưởng cho Weimin Wan và David Austin vì đưa ra được cách thức tốt nhất để xác định các tảng băng trên các hình ảnh vệ tinh có hàng ngàn các đối tượng/mục tiêu khác nhau.
5 Thách thức Cách tân Mở để đấu trang chống các bệnh thoái hóa thần kinh
3 tổ chức đấu tranh chống các bệnh thoái hóa thần kinh (Huntington’s Disease Society of America (HDSA), ALS Association Teva Pharmaceuticals) đã cùng nhau thách thức các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới đưa ra các tiếp cận điều trị mới cho sự loạn hệ thần kinh trung ương (CNS) trong một sáng kiến cách tân mở.
Thách thức đó, được phát triển cộng tác với InnoCentive, kêu gọi các nhà nghiên cứu khắp trên thế giới đệ trình các đề xuất nhằm phát hiện các biện pháp chữa trị mới. Và sẽ thưởng cho người giỏi nhất của các cuộc thi.
Cuộc thi cách tân mở này có mục tiêu không chỉ tìm kiếm các phương pháp chữa trị mới, mà còn xác định các nhà nghiên cứu với các nền tảng khoa học đa dạng khác nhau và sự tinh thông độc đáo có liên quan tới mục đích quan tâm như là đối tác cộng tác tiềm năng.
The term ‘open innovation’ became popular thanks to Henry Chesbrough, CEO at the Open Innovation Center at Berkeley University, and his book ‘Open Innovation – The new imperative for Creating and Profiting from Technology”, which can be summarized in the following quote: Open innovation assumes that firms can and should use external ideas as well as internal ideas, and internal and external paths to market (…) Valuable ideas can come from inside or outside the company and can go to market from inside or outside the company as well.
Open innovation is a new management tool that considers innovation as an open system where both internal and external players participate in the innovation process and improve the competitive possibilities of the organization. The key to successfully accomplish open innovation is openness, collaboration, and creativity. New ideas do not always come from within the company, they can be generated collaboratively by external organizations and individuals.
In this article, you can find five different open innovation examples that successfully solved several real-life challenges, using ideas and information coming from outside the organizations.
Open Innovation Examples that prove that it is possible to solve challenges collaboratively
An IoT Solution for Fire Detection in the Woods
As global temperatures get hotter every year, wildfires are also getting worse, especially in dry forest areas. In order to improve the early detection of fires in the woods, Cellnex Telecom, the main independent infrastructure operator for wireless telecommunication in Europe, launched a collaborative challenge to solve this issue.
Cellnex partnered with ennomotive to organize an engineering competition that resulted in two fully new IoT-based prototypes for early detection of fire. In less than 2 months, 36 engineers from 18 different countries submitted solutions for this challenge, now to be tested in a controlled forest environment.
Manufacturing automation: Heavy tubes handling in paper manufacturing
We would all agree that no worker should lift heavier loads than 25 kg since it is both harmful and physically exhausting. For this reason, the company Forsac, a subsidiary of Empresas CMPC, one of the biggest forestry and paper companies in the world, decided to look for a solution to automate the lifting of heavy cardboard tubes during its factory operations.
Said operations consisted on picking up the tubes at the end of the manufacturing line, placing them manually in a vertical or horizontal position on the pallet and securing them with tape. The new sought-for system had to be an improvement, not only technical but also cost-saving and cost-efficient, and at the lowest possible investment. Finally, ennomotive managed the open innovation challenge that provided Forsac with a solution that improved efficiency, productivity, operations, investment, and maintenance. The winner was Maksym Gaievskyi, a mechanical engineer from Ukraine.
Circular Economy: Recycling and reusing wood scraps
Masisa, a Latin American manufacturer and distributor of wooden boards, produces different kinds of WPC boards that sends to distributors and industrial customers. These boards are cut in repurposable pieces to be used in furniture and other goods, but this piece-cutting process generates waste (scraps and sawdust) that is put to no use. The entirety of the waste is taken to sanitary landfill sites, throwing away its potential value, which translates into an environmental problem and an extra cost for Masisa.
Taking circular economy as a model, this company wanted to repurpose this wooden waste to manufacture new products and create new sources of income. Ennomotive once again conducted a competition that resulted in the creation of wooden tiles to replace metal roofing in makeshift homes and shacks. This idea was shared by Michael Ankobia, a British-Ghanaian engineer based in London, and the winner of the challenge.
These open innovation examples are good if you only consider engineering. But obviously, in addition to engineering challenges, there are other types of challenges related to maths or pure science. Here are a couple of examples of leading companies in Big Data and pharmaceutical industry respectively.
Applying Big Data to differentiate a ship from an iceberg at sea
The Centre for Cold Ocean Resource Engineering (C-CORE) and Norwegian energy company Statoil, posted a collaborative challenge on Kaggle, a website where people compete to deliver the best solutions to a data-related problem. These companies were looking to crowdsource a better way to identify icebergs, posing a risk to people’s lives and oil and gas equipment.
To spot icebergs, offshore oil companies use satellite images to visually try to differentiate icebergs from other objects in the ocean such as ships. C-CORE and Statoil aimed to find approaches they hadn’t explored yet, and they awarded a prize to Weimin Wan and David Austin for delivering the best way to identify icebergs on satellite images that contain thousands of different objects, or targets.
An Open Innovation Challenge to fight neurodegenerative diseases
Three organizations fighting neurodegenerative diseases (Huntington’s Disease Society of America (HDSA), ALS Association and Teva Pharmaceuticals) have teamed up to challenge researchers around the world to come up with new treatment approaches for central nervous system (CNS) disorders in an open innovation initiative.
The challenge, developed in collaboration with InnoCentive, calls for researchers worldwide to submit proposals aimed at discovering new therapeutic targets. And will award the best of the competitions.
This open innovation competition has the goal of not only finding new therapeutic targets but also identifying researchers with diverse scientific backgrounds and unique expertise related to the target of interest as potential collaboration partners.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.