Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Có một chính sách về phần mềm tự do nguồn mở như thế tại Peru từ 2001

[...] Đối với phần mềm được ứng dụng cho Nhà nước, thì về mặt kỹ thuật nó không chỉ cần phải có khả năng thực hiện một nhiệm vụ, mà những điều kiện ký kết hợp đồng của nó phải đáp ứng được một loạt yêu cầu về việc cấp phép, mà nếu không có chúng thì Nhà nước không thể đảm bảo cho các công dân của mình rằng các dữ liệu của họ đang được xử lý một cách phù hợp, với trách nhiệm về tính bảo mật và tính có thể truy cập được theo thời gian, vì chúng là những khía cạnh mang tính sống còn cao đối với trách nhiệm chung của Nhà nước”.

Edgar David Villanueva Núñez, nghị sỹ quốc hội Peru (trong thư trả lời cho tổng giám đốc của Microsoft Peru, 2001).

Trong số tháng 10/2009 của tạp chí Tin học và Đời sống, chúng ta đã có dịp làm quen với 10 điểm trong chính sách của Chính phủ Anh được đưa ra vào tháng 02/2009 về “Nguồn mở, Chuẩn mở và Sử dụng lại: Kế hoạch hành động của chính phủ”, được coi là một chính sách tiến bộ về lĩnh vực này. Lần này chúng ta sẽ làm quen với một chính sách về phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) khác đã có từ năm 2001 tại Peru, một quốc gia Nam Mỹ.

Phần A. Cơ sở lý luận

Ngay từ khi đó, 2 nghị sỹ quốc hội Peru đã lý luận rằng sự xuất hiện của các công nghệ mởi, đặc biệt là phần mềm tự do (PMTD), đã trở thành một công cụ lý tưởng để đảm bảo gìn giữ các dữ liệu của Nhà nước.

Theo Hiến pháp của Peru, thì “tất cả mọi người có quyền được có các thông tin mà họ cần mà không có việc đưa ra lý do, và để nhận được những thông tin đó từ bất kỳ thực thể nhà nước nào trong một khoảng thời gian được chỉ định bởi luật, ở một giá thành chấp nhận được. Thông tin mà ảnh hưởng tới tính riêng tư của cá nhân, thông tin mà bị loại trừ rõ ràng bởi luật pháp hoặc thông tin vì những lý do về an ninh quốc gia thì không được để lộ”. Từ điểm này, các nghị sỹ đã đưa ra dự luật về sử dụng PMTD để đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản đối với một Nhà nước như Peru như sau:

  1. Truy cập tự do của các công dân tới thông tin của nhà nước.

  2. Tính vĩnh cửu của các dữ liệu của nhà nước.

  3. An ninh của Nhà nước và của các công dân.

Các nghị sỹ quốc hội Peru lý luận rằng Dự luật đưa ra sẽ đảm bảo được cho 3 nguyên tắc nói trên, cụ thể là:

  1. Để đảm bảo sự truy cập tự do của các công dân tới các thông tin của nhà nước, điều cơ bản là mã nguồn của dữ liệu không được trói vào chỉ một nhà cung cấp. Sự dụng chuẩn và các định dạng mở đảm bảo cho sự truy cập tự do này, làm cho có khả năng tạo ra các phần mềm tương thích được.

  2. Để đảm bảo cho tính vĩnh cửu của các dữ liệu của nhà nước, cần thiết là việc sử dụng và duy trì phần mềm không phụ thuộc vào thiện chí của các nhà cung cấp, không phụ thuộc vào các điều kiện độc quyền, bị áp đặt bởi những nhà cung cấp đó. Các hệ thống mà sự tiến bộ của chúng có thể được đảm bảo bởi tính sẵn sàng của mã nguồn là cần thiết.

  3. Để đảm bảo an ninh quốc gia thì điều sống còn phải có các hệ thống mà không có các yếu tố cho phép kiểm soát từ xa hoặc truyền các thông tin không mong muốn cho các bên thứ 3. Vì thế, điều cơ bản để có các hệ thống mà mã nguồn của nó có thể truy cập được một cách tự do đối với công chúng, sao cho sự thanh tra kiểm soát nó là được phép đối với Nhà nước, các công dân và một số lượng lớn các chuyên gia độc lập trên thế giới.

Đề xuất Dự luật này sẽ cung cấp an ninh tốt hơn, vì sự hiểu biết về mã nguồn sẽ hạn chế số lượng gia tăng các chương trình với các phần mềm gián điệp. Cùng theo cách này, Dự luật này đảm bảo an ninh xa hơn cho các công dân, cả trong những điều kiện của họ khi những người, theo pháp luật, nắm giữ các thông tin được quản lý bởi Nhà nước cũng như trong những điều kiện mà họ là những người tiêu dùng. Trong trường hợp mà họ là những người tiêu dùng thì có thể cho phép gia tăng việc cung cấp một cách rộng rãi các PMTD mà chúng không tiềm ẩn những phần mềm gián điệp có khả năng gây nguy hại cho cuộc sống riêng tư và các quyền tự do cá nhân.

Nhà nước, lưu ý để cải thiện chất lượng của các cơ quan hành chính nhà nước như người gìn giữ và quản lý các thông tin tư nhân, sẽ thiết lập các điều kiện trong đó các cơ quan hành chính nhà nước sẽ yêu cầu các phần mềm trong tương lai, nghĩa là, theo một cách mà nó tương thích với những đảm bảo bằng hiến pháp và những nguyên tắc cơ bản đã được nêu ở trên.

Dự án này rõ ràng chỉ ra rằng bất kỳ phần mềm nào được đưa ra để được chấp nhận cho Nhà nước phải không chỉ phù hợp về mặt kỹ thuật để triển khai một nhiệm vụ nào đó, mà cũng còn phải thỏa mãn được một số yêu cầu về vấn đề giấy phép, mà thiếu nó thì Nhà nước không thể đảm bảo được cho các công dân qui trình phù hợp đối với các dữ liệu của họ, về tính toàn vẹn, tính bí mật và tính có thể truy cập được vĩnh viễn của chúng, tất cả những thứ đó là những yếu tố sống còn đối với Nhà nước phải thỏa mãn.

Nhà nước thiết lập những điều kiện cho việc sử dụng phần mềm của các cơ quan của Nhà nước, mà không có việc can thiệp theo mọi cách trong những giao dịch của khu vực tư nhân. Được thừa nhận rằng Nhà nước không có phổ đủ rộng về sự tự do bằng hợp đồng mà khu vực tư nhân có, vì nó bị hạn chế vì yêu cầu về tính minh bạch của tất cả các hành động của nhà nước, và theo nghĩa này thì lợi ích chung phải là yếu tố hàng đầu phải tính tới khi làm luật về vấn đề này.

Dự án này cũng đảm bảo nguyên tắc về tính bình đẳng trước pháp luật, vì không có thực thể tự nhiên hoặc hợp pháp nào được loại trừ về quyền để cung cấp những hàng hóa này, theo những điều kiện được đưa ra trong Dự luật này mà không có bất kỳ hạn chế nào hơn nữa hơn là những hạn chế mà được thiết lập trong Dự luật về các Hợp đồng và Mua sắm của Nhà nước (Sắc lệnh Tối cao TUO số 012-2001-PCM).

Bổ sung cho những ưu điểm này chúng tôi có thể nhấn mạnh tới những lợi ích mà chúng có thể bắt đầu chỉ ra như một hệ quả của những biện pháp này, ngay lập tức sau khi được triển khai. Về vũ trụ các phần mềm máy chủ được thương mại hóa tại Mỹ, trong năm qua, 27% là thuộc về phần mềm “tự do”, một tỷ lệ thực sự đáng kể đối với thị trường khổng lồ và cạnh tranh này. Số lượng này tự nó nói lên và là một câu trả lời chắc chắn cho những ai mà họ muốn nghĩ rằng PMTD có thể ngụ ý một sự giới hạn to lớn cho sự thuê làm của các lập trình viên của đất nước này. Ngược lại, sáng kiến này sẽ cho phép đưa ra một số lượng lớn các tài nguyên, và một động lực để thúc đẩy tính sáng tạo của con người.

Bằng việc sử dụng PMTD, những người chuyên nghiệp có thể phân tích căn nguyên của những vấn đề và cải thiện sự phát triển trong bất kỳ trường hợp cần thiết nào, bằng việc sử dụng PMTD sẵn có trên toàn cầu, theo những giấy phép khác nhau. Đây chính là khu vực lý tưởng để sử dụng tính sáng tạo, một khía cạnh mà trong đó những thanh niên Peru có khả năng đạt được những mức độ tốt.

Mặt khác, bằng những phương tiện của PMTD chúng ta loại bỏ được những phần mềm bất hợp pháp mà đang hiện diện trong một số cơ quan của Nhà nước. Sự sử dụng không được phép các phần mềm bất hợp pháp trong Nhà nước hoặc chỉ là sự ngờ vực về điều này đều sẽ là một động lực mạnh mẽ để tiến hành đối với bất kỳ nhân viên nhà nước nào sửa đổi tình trạng mà nó đi ngược lại sở hữu trí tuệ.

Dù đúng để nói rằng không nhất thiết phải tồn tại một luật về việc sử dụng PMTD, thì việc sử dụng của nó sẽ làm giảm đột ngột được những trường hợp bất bình thường và sẽ hành động như một vật trung gian truyền bá pháp luật, cả trong khu vực Nhà nước và tư nhân. Chúng ta có thể tính tới nhiều quốc gia mà họ đang chính thức thừa nhận sự sử dụng hoàn toàn chỉ PMTD trong khu vực nhà nước.

Trong số họ có Pháp, nơi mà một chuẩn pháp lý về chủ đề này đang được tranh luận. Chính quyền của thành phố Mixico đã bắt đầu một sự chuyển đổi quan trọng để áp dụng PMTD theo một cách chung và đây là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này trong thế giới phương tây. Còn nữa, Brazil, Bang Recife đã qui định áp dụng nó. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng PMTD đã vài năm qua như một chính sách của Nhà nước. Y hệt như vậy áp dụng cho các quốc gia của bán đảo Scandinavia. Tại Mỹ cả NASA và Hải quân Mỹ nằm trong số những tổ chức đã áp dụng PMTD cho một số nhu cầu của họ, các chính phủ và các thực thể tư nhân khác cũng đã thực hiện như vậy .

Cuối cùng, dự án này trao sự thực thi của luật này cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng như là một tổ chức mà nó tập trung vào đường hướng của tất cả các cơ quan chính phủ. Theo nghĩa này nó có một ưu thế chiến lược cho việc triển khai những cải cách được đưa ra và qui trình chuyển đổi từ phần mềm sở hữu độc quyền (PMSHĐQ) sang PMTD.

Đây là những ý tưởng mà những khía cạnh nêu trên được chỉ ra trong đề xuất pháp lý này.

Về vấn đề chi phí giá thành

Các nghị sỹ quốc hội Peru lý luận chỉ rõ giá thành phải đi đôi với lợi ích, cụ thể như sau:

Sáng kiến này không ngụ ý bất kỳ phí tổn nào cho kho bạc của quốc gia. Tuy nhiên, để thỏa mãn cho các mục tiêu của sáng kiến, sẽ là cần thiết để ấn định lại sự tiêu dùng của chính phủ mà tác động của bản thân nó nằm trong phạm vi những gì được mở rộng một cách có hiệu quả của từng cơ quan chính phủ trong các quá trình ký kết các hợp đồng và đấu thầu mua sắm phần mềm cho Nhà nước.

Mặc dù đúng là PMTD đại diện cho một sự tiết kiệm đáng kể đối với kinh tế của Nhà nước, khi so sánh với PMSHĐQ, thì điều này không là trọng tâm mà Dự luật này hỗ trợ. Như chúng tôi đã chỉ ra, ưu thế của Dự luật này tập trung vào những đảm bảo công nghệ mà chương trình mang theo các thông tin mà Nhà nước quản lý, các thông tin mà trong nhiều trường hợp cần được giữ gìn một cách tự nhiên.

Theo nghĩa này, sự bảo vệ tốt hơn các quyền công dân trở thành một lợi ích không thể đo đếm được mà phải được tính tới từ phân tích theo quan điểm về giá thành/lợi ích.

Chúng tôi có thể tổng kết những lợi ích của dự án này theo những chủ đề sau:

  1. An ninh Quốc gia

Để thực hiện được các chức năng này, Nhà nước phải lưu trữ và xử lý thông tin về các công dân của mình. Mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước dựa trên sự riêng tư và tính toàn vẹn của các dữ liệu, mà chúng phải được giữ cho phù hợp chống lại 3 rủi ro đặc biệt sau:

    1. Rủi ro bị để lộ ra: Các dữ liệu bí mật phải được quản lý theo cách mà sự truy cập tới chúng được làm cho có khả năng chỉ đối với những người và cơ quan có trách nhiệm.

    2. Rủi ro về tính không thể truy cập được: Các dữ liệu phải được lưu trữ theo cách thức mà sự truy cập tới chúng bởi những người và cơ quan có trách nhiệm được đảm bảo cho tất cả các giai đoạn về tính có lợi ích của nó.

    3. Rủi ro về sự sửa đổi: sự sửa đổi các dữ liệu phải được hạn chế, chỉ những ai có trách nhiệm mới làm được như vậy.

Với PMTD thì tất cả các rủi ro này sẽ được giảm nhẹ đáng kể. Nó cho phép người sử dụng thực hiện một sự thanh tra đầy đủ và toàn diện các cơ chế mà được sử dụng để xử lý các dữ liệu. Thực tế là PMTD cho phép sự thanh tra các nguồn của nó là một phương tiện an ninh tuyệt vời vì việc có các cơ chế được mở ra trước mắt của những người chuyên nghiệp được huấn luyện làm cho những chức năng độc hại ẩn náu bên trong chúng sẽ khó khăn hơn theo hàm mũ, ngay cả nếu người sử dụng đầu cuối không tự mình bỏ thời gian để tìm kiếm chúng.

  1. Độc lập về công nghệ

    1. Với PMSHĐQ thì không có sự tự do của hợp đồng trong những khía cạnh về mở rộng và sửa lỗi cho đúng của hệ thống đang sử dụng, một sự phụ thuộc về công nghệ là được tôi rèn, một sự phụ thuộc mà trong đó nhà cung cấp là ở vị thế ra lệnh, chỉ một chiều, những điều khoản, những thời hạn chót và giá thành.

    2. PMTD trao quyền cho những người sử dụng bằng sự tự do để kiểm soát, sửa cho đúng và sửa đổi chương trình để làm cho nó phù hợp tốt hơn cho những nhu cầu của họ. Sự tự do này không có mục tiêu chỉ nhắm vào các lập trình viên. Mặc dù họ là những người mà có thể tận dụng ưu thế về nó trước tiên, những người sử dụng cũng hưởng lợi to lớn, vì theo cách này họ có thể thuê bất kỳ lập trình viên nào (không nhất thiết tác giả gốc ban đầu) để sửa chữa những lỗi được đưa ra hoặc bổ sung chức năng.

  2. Sự phát triển bản địa

Trong trường hợp của PMSHĐQ, người sử dụng có khả năng thực thi hoặc chạy một chương trình, nhưng không thanh tra hoặc sửa đổi được nó; hệ quả là, người sử dụng không thể học được từ nó; người sử dụng trở nên phụ thuộc vào một công nghệ mà không chỉ làm họ không hiểu mà còn là bị cấm một cách tuyệt đối đối với chúng. Những người chuyên nghiệp trong môi trường của họ, những người có thể giúp những người sử dụng để đạt được các mục tiêu của họ, bị hạn chế như nhau: như cách thức mà trong đó chương trình làm việc là bí mật và sự thanh tra đối với nó là không được phép, thì không thể sửa nó được. Theo cách này, những người chuyên nghiệp bản địa thấy những khả năng của họ để đưa ra giá trị gia tăng luôn luôn bị hạn chế hơn và những chân trời tiến bộ của họ hẹp hơn, cùng với những cơ hội của họ để học nhiều hơn. Với PMTD, những nhược điểm của PMSHĐQ sẽ được giảm nhẹ đáng kể.

  1. Giá thành của phần mềm

Giá thành được giảm xuống đáng kể vì, là tự do, sẽ không cần phải hỏi để có những giấy phép bổ sung để tiếp tục sử dụng chương trình. Nhu cầu này không tồn tại với PMSHĐQ. Điều quan trọng cho người sử dụng là sẽ có khả năng để giữ giá thành trong sự kiểm soát, vì nếu anh ta không thể, thì anh ta có thể gặp trở ngại để triển khai tiếp tục với các mục tiêu của anh ta, bị ràng buộc bởi những sự cố nằm ngoài kế hoạch. Một lần nữa, ở đây chính sự phụ thuộc vào công nghệ đe dọa PMTD.

  1. Nhiều nguồn công ăn việc làm hơn

Với PMTD, công việc bằng tay mà đã được xâu chuỗi như một hệ quả của sự phụ thuộc công nghệ của Nhà nước đối với PMSHĐQ sẽ được giải phóng. Bây giờ những người của người sử dụng (trong trường hợp này là các cơ quan Nhà nước) sẽ được chỉ định cho sự duy trì và hỗ trợ của PMTD.

  1. Khuyến khích tính sáng tạo và mối quan hệ của các doanh nhân

Giá thành lớn mà có liên quan tới sự thay đổi từ PMSHĐQ sang PMTD được giới hạn đối với quá trình chuyển đổi. Ngay cả nếu là đúng rằng quá trình chuyển đổi có liên quan tới những giá thành trong các nghiên cứu, ra quyết định để triển khai các hệ thống mới, công việc thủ công để tiến hành triển khai sự thay đổi, chuyển đổi dữ liệu, huấn luyện lại nhân sự và cuối cùng là những giá thành trong các giấy phép và/hoặc sự phát triển và thời gian; thì chắc chắn nó không ít hơn so với tất cả những giá thành này được chốt lại và được chi trả chỉ một lần.

Mặt khác, PMSHĐQ có giá thành của nó, đã được chi trả và không thể phục hồi lại được. Nhưng ngoài những giá thành đó ra sẽ còn có những giá thành khác có liên quan tới PMSHĐQ: sự cập nhật liên tục (đôi khi được tăng cường bởi một nhà độc quyền tự hỗ trợ bản thân) và trên hết tất cả, giá thành khổng lồ này đối với Nhà nước là sự mất mát về những quyền tự do mà chúng đảm bảo cho sự kiểm soát những thông tin của chính Nhà nước.

Những giá thành này là vĩnh cửu và với thời gian trôi qua, sớm hơn hay muộn hơn thì nó cũng sẽ vượt qua giá thành được chốt cố định của việc triển khai một sự chuyển đổi.

Để tổng kết lại, những lợi ích của quá trình chuyển đổi là vượt trội hơn những giá thành của nó.

Trên cơ sở lý luận được phân tích ở trên, các nghị sỹ quốc hội Peru đã đề xuất nội dung Dự luật với các điều khoản cụ thể như sau:

Phần B. Nội dung các điều khoản

  1. Điều 1. Mục tiêu của luật: Sử dụng hoàn toàn chỉ PMTD trong tất cả các hệ thống và trang thiết bị máy tính của mọi cơ quan Nhà nước.

  2. Điều 2. Phạm vi ứng dụng: Các nhánh điều hành, lập pháp và hành pháp cũng như các tổ chức phân quyền địa phương hoặc vùng tự trị và các tập đoàn nơi mà Nhà nước giữ cổ phần đa số sẽ sử dụng PMTD trong các hệ thống và trang thiết bị máy tính của họ.

  3. Điều 3. Thẩm quyền ứng dụng: Cơ quan có trách nhiệm thực thi luật này sẽ là Hội đồng các Bộ trưởng.

  4. Điều 4. Định nghĩa PMTD: Vì các mục đích của luật này, chương trình hoặc PMTD sẽ được định nghĩa như là giấy phép của nó sẽ đảm bảo cho người sử dụng, không có giá thành bổ sung, những thứ sau đây:

    1. Sử dụng không bị hạn chế chương trình vì bất kỳ mục đích gì.

    2. Truy cập không bị hạn chế đối với mã nguồn tương ứng.

    3. Thanh tra toàn diện các cơ chế làm việc của chương trình.

    4. Sử dụng các cơ chế nội bộ và các phần tùy ý của phần mềm, để thích nghi chúng cho những nhu cầu của người sử dụng.

    5. Tự do để thực hiện và phân phối các bản sao của phần mềm.

    6. Sửa đổi phần mềm và tự do phân phối những sửa đổi đã nói trên của phần mềm dẫn xuất mới đó, theo cùng giấy phép của phần mềm gốc ban đầu.

  5. Điều 5. Những ngoại lệ

    1. Đưa ra trường hợp ở những nơi không có giải pháp nào sử dụng PMTD tồn tại, mà có thể thỏa mãn được nhu cầu cần thiết được xác định, thì các Cơ quan Nhà nước có thể áp dụng những giải pháp thay thế được đưa ra sau đây theo trật tự của chúng.

    2. Nếu những sức ép về thời gian có thể thẩm tra được xảy ra trong việc tồn tại một vấn đề kỹ thuật và PMSHĐQ được tìm thấy là sẵn sàng, thì tổ chức mà cần nó có thể thảo luận về một sự cho phép ngoại lệ trước cơ quan có năng lực để sử dụng PMSHĐQ mà nó có những đặc tính sau đây:

      • Các chương trình phải tuân thủ với những qui định được nhắc tới ở phần 4 của luật này, ngoại trừ đối với sự phân phối tự do của chương trình được sửa đổi. Trong trường hợp như vậy thì quyền ngoại lệ có thể là chắc chắn cuối cùng.

      • Nếu không có chương trình nào trong chủng loại ở trên là có sẵn, thì những chương trình mà tồn tại trong một dự án tự do có sự phát triển tiên tiến sẽ được chọn. Quyền trong trường hợp này sẽ là tạm thời và sẽ tự động hết hạn khi mà PMTD này trở nên chín muồi với chức năng cần thiết.

      • Nếu không có sản phẩm nào có thể tìm được mà nó đáp ứng những điều kiện này, thì PMSHĐQ có thể được sử dụng, nhưng quyền ngoại lệ được yêu cầu từ cơ quan có năng lực sẽ tự động hết hạn 2 năm sau khi nó được đưa ra, và sẽ phải làm mới lại quyết định trước đó rằng một giải pháp thỏa mãn của PMTD là vẫn chưa sẵn sàng.

      • Cơ quan có năng lực sẽ trao một quyền ngoại lệ chỉ nếu cơ quan Nhà nước này đảm bảo sự lưu trữ các dữ liệu trong các định dạng mở, mà không có nguy cơ về thanh toán tiền cho các giấy phép sở hữu độc quyền.

  6. Điều 6. Các quyền trong giáo dục: Tất cả các tổ chức giáo dục mà phụ thuộc vào Nhà nước có thể quản lý giấy phép PMSHĐQ của họ đối với sự sử dụng của họ trong nghiên cứu, sau khi trả tiền cho các quyền sở hữu trí tuệ và các giấy phép áp dụng, miễn là mục tiêu của nghiên cứu là trực tiếp có liên quan tới việc sử dụng chương trình theo yêu cầu.

  7. Điều 7. Tính minh bạch của những ngoại lệ.

    1. Những ngoại lệ mà phát sinh trong cơ quan đối với một ứng dụng được đưa ra phải được duy trì và xuất bản trên website của Cổng Nhà nước.

    2. Quyết định mà ủy quyền cho sự ngoại lệ phải đánh số những yêu cầu chức năng mà chương trình phải đáp ứng.

  8. Điều 8. Giấy phép ngoại lệ

    1. Trong trường hợp một số cơ quan Nhà nước không thể thỏa mãn các yêu cầu với phần mềm được nêu trong Điều 2 của luật này thì được quyền để mua sắm PMSHĐQ để lưu trữ hoặc xử lý các dữ liệu mà phải được giữ có dự trữ, cơ quan tương ứng phải xuất bản trên cổng Nhà nước một báo cáo nơi mà những rủi ro liên quan tới việc sử dụng phần mềm được đưa ra đối với một ứng dụng cụ thể nào đó phải được giải thích.

    2. Các quyền ngoại lệ được trao cho các cơ quan Nhà nước có liên quan với an ninh và quốc phòng sẽ được miễn trừ khỏi bổn phận được nêu ở trên.

  9. Điều 9. Các trách nhiệm: Trách nhiệm lớn nhất về hành chính, kỹ thuật và thông tin của các cơ quan của Nhà nước được coi là trách nhiệm cho việc làm thỏa mãn luật này.

  10. Điều 10. Qui tắc tiêu chuẩn điều chỉnh

    1. Các nhánh thi hành của chính phủ sẽ quyết định trong thời hạn chót là 180 ngày, các điều kiện, các thời hạn chót và các dạng thức trong đó tình trạng ban đầu sẽ được thay đổi sang một tình trạng mà nó làm thỏa mãn những điều kiện của luật này, và sẽ chỉ dẫn, theo nghĩa đó, tất cả các hợp đồng trong tương lai và những thương thảo cho việc mua sắm phần mềm.

    2. Theo cách thức y như vậy, nó sẽ chỉ dẫn quá trính chuyển đổi các hệ thống PMSHĐQ sang các hệ thống PMTD, theo từng trường hợp nơi mà những hoàn cảnh được đưa ra theo yêu cầu.

  11. Điều 11. Chú giải các khái niệm

    1. Chương trình hoặc phần mềm: bất kỳ sự kế tục nào của các lệnh được sử dụng bởi một hệ thống xử lý dữ liệu số để triển khai một nhiệm vụ cụ thể nào đó hoặc để giải quyết một vấn đề nào đó được đưa ra.

    2. Thực thi hoặc sử dụng một chương trình: hành động đối với việc sử dụng nó trên bất kỳ hệ thống xử lý dữ liệu số nào để triển khai một chức năng.

    3. Người sử dụng: thực thể tự nhiên hoặc hợp pháp mà sử dụng phần mềm.

    4. Mã nguồn hoặc chương trình nguồn: tập hợp hoàn chỉnh các lệnh và các tệp số nguồn được tạo ra hoặc được sửa đổi bởi những người mà họ đã lập trình ra chúng, cộng với tất cả các tệp số hỗ trợ, như các bảng dữ liệu, các ảnh, các đặc tả kỹ thuật, tài liệu, và bất kỳ yếu tố nào khác mà cần thiết để tạo ra chương trình thực thi được này. Như một ngoại lệ, tất cả những công cụ mà chúng thường là sẵn sàng đối với PMTD trong những phương tiện khác có thể được đưa vào, ví dụ, các trình biên dịch, các hệ điều hành và các thư viện.

    5. PMTD hoặc chương trình tự do: là phần mềm hoặc chương trình mà nó đảm bảo cho người sử dụng, mà không có giá thành tiếp nữa, những thứ sau đây:

      • Sử dụng không bị hạn chế chương trình vì bất kỳ mục đích gì.

      • Truy cập không bị hạn chế đối với mã nguồn tương ứng.

      • Thanh tra toàn diện các cơ chế làm việc của chương trình.

      • Sử dụng các cơ chế nội bộ và các phần tùy ý của phần mềm, để thích nghi chúng cho những nhu cầu của người sử dụng.

      • Tự do để thực hiện và phân phối các bản sao của phần mềm.

      • Sửa đổi phần mềm và tự do phân phối những sửa đổi đã nói của phần mềm kết quả mới đó, theo cùng giấy phép của phần mềm gốc ban đầu.

    6. PMSHĐQ (phần mềm không tự do), mà nó không thỏa mãn tất cả những yêu cầu được liệt kê trong điều nêu trên.

    7. Định dạng mở: bất kỳ dạng thông tin được mã dạng số mà thỏa mãn các chuẩn đang tồn tại và những điều kiện sau đây:

      • Tài liệu kỹ thuật của nó là sẵn sàng một cách công khai.

      • Mã nguồn của ít nhất một triển khai cài đặt tham chiếu hoàn chỉnh là sẵn sàng một cách công khai.

      • Không có những hạn chế cho sự tạo ra các chương trình mà lưu trữ, truyền dẫn, nhận hoặc truy cập các dữ liệu được đánh mã theo cách như vậy.

Nguồn: “Giới thiệu phần mềm tự do” do Viện Hàn lâm Công nghệ Tự do phát hành vào tháng 09/2009.

Trần Lê

PS: Bài được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống số tháng 03/2010, trang 64-67.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.