Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Trao đổi thư giữa nghị sỹ quốc hội Peru và tổng giám đốc của Microsoft Peru (Phần 3 và hết)

Lời người dịch: Nhà nước cần chuẩn mở và phần mềm tự do nguồn mở để đảm bảo cho những nguyên tắc cơ bản về tính tự do truy cập, tính vĩnh viễn của dữ liệu và an ninh thông tin - dữ liệu của nhà nước. Một cá nhân hay doanh nghiệp hoàn toàn có thể thỏa mãn để trở thành một “kẻ nô lệ hạnh phúc”, nhưng Nhà nước thì không thể!!!.

5) Ngài tiếp tục nói rằng: 5. “Giả thiết sai lầm rằng PMNM là PMTD, rằng nó là, không có giá thành, và vì thế đi tới những kết luận không đúng về tiền tiết kiệm được cho Nhà nước. Không có phân tích giá thành - lợi ích để bảo lưu cho giả thiết này”.

Sự quan sát này là sai; về nguyên tắc, sự tự do và sự thiếu giá thành là những khái niệm trực giao nhau; có những phần mềm mà là sở hữu độc quyền và phải trả tiền (ví dụ, MS Office), những phần mềm mà là sở hữu độc quyền và không mất tiền (MS Internet Explorer), những phần mềm là tự do và phải trả tiền (Red Hat, SuSE, …, các phát tán GNU/Linux), những phần mềm là tự do và không phải trả tiền (Apache, OpenOffice.org, Mozilla), và cả những phần mềm mà có thể được cấp phép trong một dãy những sự kết hợp (MySQL).

Chắc chắn PMTD không nhất thiết là miễn phí. Và văn bản của dự luật này không nói rằng nó phải là như vậy, như ngài sẽ lưu ý sau khi đọc nó. Những định nghĩa được đưa vào trong dự luật này nói rõ những gì phải được coi là PMTD, không ở điểm nào tham chiếu tới sự tự do không được lấy tiền. Dù khả năng tiết kiệm trong việc trả tiền cho các giấy phép của PMSHĐQ được nhắc tới, thì các căn cứ của dự thảo này rõ ràng tham chiếu tới những đảm bảo cơ bản sẽ được gìn giữ và vì sự khuyến khích cho sự phát triển công nghệ bản địa. Biết rằng một nhà nước dân chủ phải hỗ trợ những nguyên tắc này, thì nó không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải sử dụng phần mềm với mã nguồn sẵn sàng một cách công khai, và để trao đổi thông tin chỉ trong các định dạng chuẩn.

Nếu Nhà nước không sử dụng phần mềm với những đặc tính này, thì nó sẽ làm suy yếu những nguyên tắc cơ bản của nền cộng hòa. May thay, PMTD cũng ngụ ý tổng chi phí thấp hơn; tuy nhiên, ngay cả đưa ra giả thiết này (dễ dàng bị bác bỏ) rằng nó là đắt hơn so với PMSHĐQ, thì sự tồn tại đơn giản của một công cụ PMTD có hiệu quả cho một chức năng công nghệ thông tin cụ thể có thể bắt buộc Nhà nước phải sử dụng nó; không phải bởi mệnh lệnh của dự luật này, mà vì những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi tính đếm ngay từ đầu, và nó nổi lên từ điều rất bản chất của Nhà nước dân chủ hợp pháp.

6) Ngài tiếp tục: 6. “Không đúng để nghĩ rằng PMNM là tự do. Nghiên cứu của Gartner Group (một nhà nghiên cứu thị trường quan trọng trong thế giới công nghệ, nổi tiếng thế giới) đã chỉ ra rằng giá thành của mua sắm phần mềm (hệ điều hành và các ứng dụng) chỉ là 8% tổng chi phí sở hữu mà các doanh nghiệp và tổ chức phải đối mặt như một hệ quả của việc sử dụng công nghệ một cách hợp lý và có năng suất. 92% khác là giá thành của việc cài đặt, huấn luyện, hỗ trợ, duy trì, quản lý và thời gian không làm việc”.

Lý lẽ này nhắc lại mà nó đã được đưa ra trong đoạn 5 và một phần mâu thuẫn với đoạn 3. Vì mục đích của sự khúc triết chúng tôi tham chiếu tới những bình luận về những đoạn này. Tuy nhiên, hãy để tôi chỉ ra rằng kết luận của ngài là sai về logic: ngay cả nếu theo Gartner Group thì giá thành của phần mềm trung bình chỉ là 8% của tổng giá thành sử dụng, điều này không phủ nhận bất kỳ cách gì sự tồn tại của phần mềm mà nó là miễn phí, nghĩa là, với một giá thành cấp phép bằng 0.

Hơn nữa, trong đoạn này ngài chỉ ra đúng rằng các thành phần dịch vụ và những mất mát do thời gian không làm việc tạo thành phần lớn nhất của tổng giá thành của việc sử dụng phần mềm mà như ngài sẽ lưu ý, mâu thuẫn với tuyên bố của ngài về giá trị nhỏ bé của các dịch vụ được gợi ý trong đoạn 3. Bây giờ việc sử dụng PMTD đóng góp một cách đáng kể để giảm giá thành việc duy trì chu kỳ sống. Sự giảm trong giá thành của sự cài đặt, hỗ trợ, … có thể được lưu ý trong vài lĩnh vực: trước hết, mô hình dịch vụ cạnh tranh của PMTD, sự hỗ trợ và duy trì cho nó có thể được thực hiện bằng hợp đồng một cách tự do đối với một dãy các nhà cung cấp cạnh tranh trên những nền tảng về chất lượng và giá thành thấp (điều này là đúng cho sự cài đặt, khả dụng, và sự hỗ trợ, và trong một phần lớn đối với sự duy trì). Thứ hai, nhờ những đặc tính tái sản xuất của mô hình này, sự duy trì được thực hiện đối với một ứng dụng là dễ dàng nhân bản được, mà không phát sinh ra những giá thành lớn (như vậy, không phải trả nhiều tiền hơn so với một lần cho một thứ y hệt) vì những sửa đổi, nếu một khi mong muốn, có thể được kết hợp vào trong kho tri thức chung. Thứ ba, giá thành khổng lồ được gây ra bởi phần mềm không hoạt động được (màn hình xanh chết chóc, mã độc như virus, sâu bọ, và trojan, những ngoại lệ, những lỗi bảo vệ chung và những vấn đề thường thấy khác) được giảm xuống đáng kể bằng việc sử dụng những phần mềm ổn định hơn. Và nổi tiếng là một trong những đức tính tốt đáng ghi nhận của PMTD là tính ổn định của nó.

7) Ngài tiếp đó nói rằng: 7. “Một trong những lý lẽ ủng hộ đề xuất của ngài là sự rẻ tiền được cho là đúng của PMNM khi so sánh với phần mềm thương mại, mà không xem xét tới khả năng của các mô hình cấp phép theo số lượng lớn. Nhà nước có thể thực sự có lợi từ những mô hình này, như các quốc gia khác có”.

Tôi đã chỉ ra rằng những gì theo yêu cầu không phải là giá thành của phần mềm mà là những nguyên tắc của sự tự do thông tin, tính có thể truy cập được, và an ninh. Những lý lẽ này đã được bao trùm một cách bao quát khắp nơi trong những đoạn trước mà tôi tham chiếu cho ngài.

Mặt khác, chắc chắn tồn tại những dạng cấp phép theo số lượng lớn (dù đáng tiếc PMSHĐQ không làm thỏa mãn những nguyên tắc cơ bản). Nhưng vì ngài chỉ ra một cách đúng đắn trong đoạn ngay trên bức thư của ngài, chúng chỉ có thể làm giảm đi ảnh hưởng của một thành phần mà nó tạo ra không lớn hơn 8% tổng giá trị.

8) Ngài tiếp tục: 8. “Hơn nữa, tiếp cận được chọn bởi dự án của ngài (i) rõ ràng đắt hơn vì giá thành của sự chuyển đổi là cao ; (ii) những rủi ro về tính tương hợp giữa các hệ thống thông tin, cả bên trong Nhà nước và giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, vì nhiều phát tán khác nhau của PMNM trên thị trường”.

Hãy để chúng tôi phân tích tuyên bố của ngài trong 2 phần. Lý lẽ đầu của ngài, rằng sự chuyển đổi ngụ ý giá thành cao, là trong thực tế một lý lẽ có lợi cho dự luật này. Vì thời gian càng trôi đi nhiều hơn, thì sự chuyển đổi sang công nghệ khác sẽ trở nên càng khó khăn hơn; và cùng một lúc, những rủi ro về an ninh có liên quan tới PMSHĐQ sẽ tiếp tục gia tăng. Theo cách này, việc sử dụng các hệ thống và các định dạng sở hữu độc quyền sẽ làm cho Nhà nước phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào các nhà cung cấp rõ ràng nào đó. Ngược lại, một khi một chính sách về sử dụng PMTD được thiết lập (mà chắc chắn, sẽ bao hàm một số giá thành) thì ngược lại sự chuyển đổi từ một hệ thống này sang hệ thống khác sẽ trở nên rất đơn giản, vì tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong các định dạng mở. Mặt khác, sự chuyển đổi sang một ngữ cảnh của phần mềm mở bao hàm giá thành không lớn hơn so với sự chuyển đổi giữa 2 ngữ cảnh PMSHĐQ khác nhau, mà nó làm mất hiệu lực hoàn toàn cho lý lẽ của ngài.

Lý lẽ thứ 2 tham chiếu tới “mất tính tương hợp giữa các hệ thống thông tin, cả bên trong Nhà nước và giữa Nhà nước và khu vực tư nhân”. Tuyên bố này ngụ ý một sự thiếu hụt nhất định về tri thức của cách thức mà trong đó PMTD được xây dựng, mà nó không tối đa hóa sự phụ thuộc của người sử dụng vào một nền tảng cụ thế nào đó, như thông thường xảy ra trong thực tế của PMSHĐQ.

Ngay cả khi có nhiều phát tán của PMTD, và hàng loạt các chương trình mà có thể được sử dụng cho cùng một chức năng, thì tính tương hợp vẫn được đảm bảo nhiều bởi việc sử dụng các định dạng chuẩn, như được yêu cầu bởi dự luật này, bằng khả năng tạo ra các phần mềm tương hợp được nhờ vào tính sẵn sàng của mã nguồn

9) Ngài sau đó nói rằng: 9. “Trong hầu hết các trường hợp, PMNM không đưa ra các mức dịch vụ thích hợp để đạt được hiệu suất tốt hơn bởi những người sử dụng nó, cũng không đưa ra những đảm bảo từ các nhà sản xuất nổi tiếng. Những thứ này đã gây ra cho nhiều thực thể nhà nước quay lại với những quyết định của họ về sử dụng PMNM; họ bây giờ sử dụng các phần mềm thương mại để thế vào đó”.

Quan sát này là không có cơ sở. Về sự đảm bảo, lý lẽ của ngài bị bác theo trả lời ở đoạn 4. Về các dịch vụ hỗ trợ, có khả năng sử dụng PMTD mà không cần chúng (cũng chỉ như là xảy ra với PMSHĐQ), nhưng bất kỳ ai cần chúng có thể có được sự hỗ trợ một cách riêng rẽ, bất kể từ hãng bản địa hoặc các tập đoàn đa quốc gia nào, một lần nữa chỉ như là trong trường hợp của PMSHĐQ.

Mặt khác, nó có thể đóng góp lớn lao cho phân tích của chúng tôi nếu ngài có thể thông tin cho chúng tôi về những dự án PMTD được thiết lập trong các cơ quan nhà nước mà đã bị loại bỏ có lợi cho PMSHĐQ. Chúng tôi biết về một số trường hợp tốt nơi mà điều ngược lại đã diễn ra, nhưng không biết bất kỳ nơi nào những gì ngài mô tả đã diễn ra cả.

10) Ngài tiếp tục bằng việc quan sát rằng: 10. “Dự án này không khuyến khích tính sáng tạo trong nền công nghiệp phần mềm của Peru, mà nó bán 40 triệu USD giá trị hàng hóa mỗi năm, 4 triệu USD trong số đó được xuất khẩu (1/10 về xếp hạng của xuất khẩu phi truyền thống của Peru, hơn các hàng hóa thủ công mỹ nghệ) và là nguồn công ăn việc làm có kỹ năng cao. Với một luật khuyến khích sử dụng PMNM, các lập trình viên sẽ đánh mất các quyền sở hữu trí tuệ của họ và nguồn quan trọng nhất của họ về tiền thù lao”.

Đủ rõ ràng rằng không ai bị ép phải thương mại hóa mã nguồn của họ như là PMTD. Chỉ có một thứ phải tính tới là việc nếu nó không phải là PMTD, thì nó không thể được bán cho khu vực nhà nước. Trong mọi trường hợp thì đây không phải là thị trường chính cho nền công nghiệp phần mềm quốc gia. Chúng tôi đã đi qua một số câu hỏi tham chiếu tới ảnh hưởng của dự luật về việc tạo ra công ăn việc làm mà có thể sẽ vừa đủ tư cách về mặt kỹ thuật cao và vừa trong những điều kiện tốt hơn cho sự cạnh tranh ở trên, nên dường như là không cần thiết phải khăng khăng về điểm này.

Những gì sau đó trong tuyên bố của ngài là không đúng. Một mặt, không có tác giả nào của PMTD đánh mất các quyền sở hữu trí tuệ của anh ta, trừ phi anh ta chính xác mong muốn đặt công việc của anh ta vào trong miền công cộng. Phong trào PMTD đã luôn tôn trọng sở hữu trí tuệ, và đã tạo ra sự thừa nhận của công chúng về các tác giả. Những cái tên như Richard Stallman, Linus Torvalds, Guido van Rossum, Larry Wall, Miguel de Icaza, Andrew Tridgell, Theo de Raadt, Andrea Arcangeli, Bruce Perens, Darren Reed, Alan Cox, Eric Raymond, và nhiều cái tên khác được thừa nhận trên toàn thế giới vì những đóng góp của họ cho sự phát triển của phần mềm mà chúng được sử dụng ngày hôm nay bởi hàng triệu người trên khắp thế giới, trong khi có nhiều tác giả hữu hình khác của những mẩu PMSHĐQ vẫn còn là vô danh. Mặt khác, để nói rằng những phần thưởng cho các quyền tác giả tạo nên nguồn thu nhập chính của các lập trình viên người Peru trong mọi trường hợp là sự phỏng đoán, đặc biệt vì không có bằng chứng nào cho kết quả này cả, không một trình bày nào về cách mà việc sử dụng của PMTD bởi Nhà nước có thể gây ảnh hưởng tới những sự trả tiền này.

11) Ngài đi tiếp để nói rằng: 11. “Vì PMNM có thể được phân phối một cách tự do, nó không thể kiếm bất kỳ tiền nào cho các lập trình viên của nó bằng sự xuất khẩu. Theo cách này, nó làm yếu đi nhiều lần nỗ lực của việc bán phần mềm cho các quốc gia khác và làm cằn cỗi sự tăng trưởng của nền công nghiệp bản địa này, mà Nhà nước nên khuyến khích”.

Tuyên bố này chỉ ra một lần nữa sự bỏ quên hoàn toàn các cơ chế của thị trường cho PMTD. Nó cố gắng kêu rằng thị trường bán các quyền sử dụng không độc chiếm (bán các giấy phép) là thị trường duy nhất có thể có cho nền công nghiệp phần mềm, khi mà bản thân ngài đã chỉ ra vài đoạn ở trên rằng nó còn không phải là thị trường quan trọng nhất. Những sự khích lệ mà dự luật này đưa ra cho sự tăng trưởng của một sự cung cấp những người chuyên nghiệp có đủ khả năng tốt hơn, cùng với sự gia tăng về kinh nghiệm khi làm việc trong một phạm vi rộng với PMTD bên trong Nhà nước sẽ mang lại cho những kỹ thuật viên người Peru, sẽ đặt họ vào một vị thế cạnh tranh cao hơn để đưa ra những dịch vụ của họ ở nước ngoài.

12) Ngài sau đó nói rằng: 12. “Trên diễn đàn, tầm quan trọng của việc sử dụng PMNM trong giáo dục đã được thảo luận, mà không có bình luận về sự thất bại hoàn toàn của sáng kiến này tại các quốc gia như Mexico. Ở đó, cũng các quan chức Nhà nước mà ủng hộ dự án này bây giờ nới PMNM đã không cung cấp một kinh nghiệm học tập cho trẻ em trong các trường học, những mức độ tương xứng về huấn luyện đã không sẵn sàng khắp toàn quốc, hỗ trợ không tương xứng cho nền tảng được đề xuất, và phần mềm đã không được tích hợp đủ tốt với các hệ thống máy tính đang tồn tại của các trường học”.

Trong thực tế thì Mexico đã thực hiện xong điều ngược lại với Red Escolar (Dự án Mạng các trường học). Điều này chính xác là dựa vào thực tế rằng những động lực đằng sau dự án của Mexico đã sử dụng các giá thành của giấy phép như là lý do chính của họ, thay vì những lý do khác được chỉ định trong dự án của họ, mà chúng là cơ bản hơn nhiều. Vì sai lầm về khái niệm này, và như là một kết quả của sự thiếu hỗ trợ có hiệu quả từ SEP (Bộ của Nhà nước về Giáo dục Công), sự thừa nhận đã được đưa ra rằng để PMTD ăn sâu vào các trường học thì có lẽ là đủ để bỏ đi ngân sách về phần mềm của họ và gửi cho họ một CD ROM với GNU/Linux thay vào đó. Tất nhiên điều này đã thất bại, và nó có thể không thể khác, chỉ như các phòng thí nghiệm của các trường học thất bại khi họ sử dụng các PMSHĐQ và không có ngân sách cho sự triển khai và duy trì. Điều đó là chính xác vì sao dự luật của chúng tôi là không bị hạn chế cho việc sử dụng bắt buộc PMTD, nhưng nhận thức được nhu cầu để tạo ra một kế hoạch chuyển đổi có thể trụ vững được, trong đó Nhà nước cam kết cho sự chuyển dịch kỹ thuật theo một cách có trật tự để sau đó thụ hưởng được những ưu điểm của PMTD.

13) Ngài kết thúc với một câu hỏi cường điệu hóa: 13. “Nếu PMNM đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các thực thể Nhà nước, thì vì sao một luật lại phải cần tới để áp dụng cho việc sử dụng nó? Liệu thị trường có không tự do chọn ra được những sản phẩm nào đó để cung cấp nhiều hơn những lợi ích và giá trị chứ?”

Chúng tôi đồng ý rằng trong khu vực tư nhân về kinh tế, phải là thị trường quyết định những sản phẩm nào để sử dụng, và không có sự can thiệp nào của Nhà nước là được phép ở đó cả. Tuy nhiên, trong trường hợp của khu vực nhà nước, thì việc nêu lý do là không y như nhau: vì chúng tôi đã thiết lập các cơ quan lưu trữ của Nhà nước, các chức danh, và truyền các thông tin mà không thuộc về Nhà nước, mà được giao phó cho nó bởi các công dân, những người không có giải pháp thay thế theo qui định của pháp luật. Như là một đối tác đối với yêu cầu pháp lý này, Nhà nước phải nắm lấy những phương tiện tột cùng này để bảo vệ tính toàn vẹn, tính bí mật, và tính có thể truy cập được của những thông tin này. Việc sử dụng PMSHĐQ làm dấy lên những nghi ngờ nghiêm trọng như là liệu những yêu cầu này có thể được thỏa mãn hay không, sự thiếu hụt bằng chứng thuyết phục được theo ý này, và vì thế là không phù hợp cho việc sử dụng trong khu vực nhà nước.

Nhu cầu cho một luật được dựa vào, trước hết, nhận thức về các nguyên tắc cơ bản được liệt kê ở trên trong lĩnh vực đặc biệt của phần mềm; thứ 2, vào thực tế rằng Nhà nước không là một thực thể thuần nhất lý tưởng, mà được tạo ra từ nhiều cơ quan với một loạt mức độ về tự trị trong việc ra quyết định. Biết rằng không phù hợp để sử dụng PMSHĐQ, thực tế của việc thiết lập những qui định này trong luật sẽ ngăn chặn sự tự do làm theo ý cá nhân của bất kỳ nhân viên Nhà nước nào khỏi việc đặt ra những rủi ro cho thông tin mà thuộc về các công dân. Và trên hết tất cả, vì nó tạo nên một sự khẳng định lại cho tới ngày hôm nay trong quan hệ đối với những phương tiện quản lý và giao tiếp của thông tin được sử dụng ngày nay, được dựa vào nguyên lý của tính mở của nước cộng hòa đối với nhân dân.

Tuân theo nguyên tắc được chấp nhận một cách vạn năng này, công dân có quyền biết tất cả các thông tin được giữ bởi Nhà nước mà nằm ngoài những tuyên bố được thiết lập tốt về tính bí mật dựa trên luật. Bây giờ, phần mềm làm việc với thông tin và bản thân nó là thông tin. Thông tin ở một dạng đặc biệt, có khả năng được dịch bởi một máy để thực hiện các hành động, nhưng thông tin sống còn tất cả là như nhau vì công dân có quyền pháp lý để biết, ví dụ, lá phiếu bầu của anh ta được tính như thế nào hoặc thuế của anh ta được tính như thế nào. Và vì điều đó anh ta phải có sự truy cập tự do tới mã nguồn và có khả năng chứng minh cho sự thỏa mãn của anh ta những chương trình được sử dụng cho những tính toán hoặc ước tính bằng điện tử thuế của anh ta.

Quay về các phần 12.

Nguồn: “Giới thiệu phần mềm tự do” do Viện Hàn lâm Công nghệ Tự do phát hành vào tháng 09/2009.

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.