Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Tổng kết các tài liệu dịch sang tiếng Việt trong năm 2017



Các tài liệu dịch sang tiếng Việt trong nửa sau năm 2017:
A. Tài liệu về khoa học mở - truy cập mở, dữ liệu mở và giáo dục mở
  1. Chỉ dẫn Mở ra: Sử dụng Dữ liệu Mở để Chống Tham nhũng’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Hiến chương Dữ liệu Mở (Open Data Charter) cùng các đối tác là Minh bạch Mexico (Transparencia Mexicana), Đối tác Giao kết Mở (Open Contracting Partnership) và Dữ liệu Mở vì Mạng Phát triển (Open Data for Development Network) xuất bản, lần đầu tiên xuất hiện trên Internet vào ngày 17/05/2017. Tài liệu có ý định là một phần của công việc đang phát triển có sử dụng dữ liệu mở để đấu tranh chống tham nhũng. Bản dịch tiếng Việt có 60 trang. Tải về:
  1. Ấn bản lần 4 Báo cáo toàn cầu của ODB’ (Hàn thử biểu Dữ liệu Mở) - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu được Open Data Barometer (Hàn thử biểu Dữ liệu Mở) xuất bản tháng 05/2017, đánh giá xếp hạng 115 quốc gia trên thế giới về Dữ liệu Mở ở 3 khía cạnh: (1) Tính sẵn sàng; (2) Triển khai; (3) Ảnh hưởng. Bản dịch tiếng Việt có 43 trang. Tải về:
  1. Ấn bản lần 3 Báo cáo toàn cầu của ODB’ (Hàn thử biểu Dữ liệu Mở) - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu được Open Data Barometer (Hàn thử biểu Dữ liệu Mở) xuất bản tháng 04/2016, đánh giá xếp hạng 92 quốc gia trên thế giới về Dữ liệu Mở ở 3 khía cạnh: (1) Tính sẵn sàng; (2) Triển khai; (3) Ảnh hưởng. Bản dịch tiếng Việt có 69 trang. Tải về:
  1. PHẦN B: PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN SÀNG CỦA DỮ LIỆU MỞ’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phần tiếp sau trong bộ công cụ đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở của Nhóm làm việc về dữ liệu chính phủ mở của Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) nhằm giúp cho các quốc gia xây dựng chính sách dữ liệu mở dựa vào phương pháp luận với 8 chiều để đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở ở quốc gia mình. Bản dịch tiếng Việt có 49 trang. Tải về:
  1. PHẦN A: CHỈ DẪN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH SẴN SÀNG DỮ LIỆU MỞ’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phần đầu trong bộ công cụ đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở của Nhóm làm4 việc về dữ liệu chính phủ mở của Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank) nhằm chỉ dẫn cho các quốc gia xây dựng chính sách dữ liệu mở dựa vào phương pháp luận với 8 chiều để đánh giá tính sẵn sàng dữ liệu mở ở quốc gia mình. Bản dịch tiếng Việt có 31 trang. Tải về:
  1. Chia sẻ tác phẩm của bạn theo truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 5, cũng là quyển cuối cùng trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch có 52 trang. Tải về:
  1. Đo đếm đánh giá nghiên cứu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 4 trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 163 trang. Tải về:
  1. Các quyền sở hữu trí tuệ’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 3 trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt 60 trang. Tải về:
  1. Các khái niệm về tính mở và truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 2 trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 102 trang. Tải về:
  1. Truyền thông hàn lâm’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển đầu tiên trong bộ sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 95 trang. Tải về:
  1. Tài nguyên giáo dục mở: Từ cam kết tới hành động’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Khối Thịnh vượng chung về Học tập - COL (Commonwealth of Learning) vừa xuất bản sau sự kiện Hội nghị Thế giới lần thứ 2 (Lần thứ nhất đã được tổ chức tại Paris, Pháp trong các ngày 20-22/06/2012) về OER (2nd World OER Congress) vừa diễn ra tại Ljubljana, Slovenia vào các ngày 18-20/09/2017. Bản dịch sang tiếng Việt có 27 trang. Tải về:
  1. Chỉ dẫn chính sách để phát triển và thúc đẩy truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Alma Swan, do UNESCO xuất bản năm 2012. Bản dịch sang tiếng Việt có 157 trang. Tải về:
  1. 'Tính tương hợp và truy xuất’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ cuối cùng trong bộ 4 quyển sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các trường thư viện trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 224 trang. Tải về:
  1. Tối ưu hóa tài nguyên’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 3 trong bộ 4 quyển sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các trường thư viện trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 102 trang. Tải về:
  1. Hạ tầng truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển thứ 2 trong bộ 4 quyển sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các trường thư viện trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 138 trang. Tải về:
  1. Giới thiệu truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là quyển đầu tiên trong bộ 4 quyển sách chỉ dẫn về truy cập mở do UNESCO xuất bản năm 2015 cho các trường thư viện trên toàn thế giới để hướng tới truy cập mở đối với các tài liệu và, ngày càng gia tăng, cả dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu được cấp vốn nhà nước. Bản dịch sang tiếng Việt có 127 trang. Tải về:
  1. Đại học và nhà quản trị có thể làm gì để thúc đẩy truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phát tay sử dụng trong Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế (International Open Access Week). Bản dịch sang tiếng Việt có 7 trang. Tải về:
  1. Các nhà cấp vốn có thể làm gì để thúc đẩy truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phát tay sử dụng trong Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế (International Open Access Week). Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:
  1. Các thủ thư có thể làm gì để thúc đẩy truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phát tay sử dụng trong Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế (International Open Access Week). Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:
  1. Giáo viên có thể làm gì để thúc đẩy truy cập mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu phát tay sử dụng trong Tuần lễ Truy cập Mở Quốc tế (International Open Access Week). Bản dịch sang tiếng Việt có 4 trang. Tải về:
  1. #GoOpen gói khởi xướng của khu trường’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Văn phòng Công nghệ Giáo dục, Bộ Giáo dục Mỹ, phiên bản v1.3, xuất bản tháng 03/2017. Tài liệu đã được thiết kế để cung cấp các câu hỏi chỉ dẫn đặc thù, các thực hành tốt nhất, các ví dụ của các khu trường của các trường phổ thông trong hệ thống K-12khắp nước Mỹ, và các bước thực hành để nắm lấy #GoOpen. Bản dịch sang tiếng Việt có 61 trang. Tải về:
  1. Lộ trình Trích dẫn Dữ liệu cho các Kho Dữ liệu Hàn lâm’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của nhóm các tác giả đứng đầu là Martin Fenner et al, đưa ra lộ trình thực tế cho các kho dữ liệu hàn lâm để triển khai trích dẫn dữ liệu tuân thủ với Tuyên bố Chung về các Nguyên tắc Trích dẫn Dữ liệu - JDDCP (Joint Declaration of Data Citation Principles) (Nhóm Tổng hợp về Trích dẫn Dữ liệu - Data Citation Synthesis Group, 2014). Lộ trình đưa ra 11 khuyến cáo đặc biệt, được nhóm thành 3 pha triển khai: a) Các bước được yêu cầu cần thiết để hỗ trợ cho JDDCP; b) các bước được khuyến cáo để tạo thuận lợi cho các tiến trình công việc xuất bản bài báo/dữ liệu; và c) các bước tùy chọn để tiếp tục cải thiện sự hỗ trợ trích dẫn dữ liệu được các kho dữ liệu cung cấp. Bản dịch sang tiếng Việt có 24 trang. Tải về:
  1. Lộ trình Trích dẫn Dữ liệu cho các Nhà xuất bản Khoa học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của nhóm các tác giả đứng đầu là Helena Cousijn et al, đưa ra lộ trình thực tế cho các nhà xuất bản hàn lâm để triển khai trích dẫn dữ liệu tuân thủ với Tuyên bố Chung về các Nguyên tắc Trích dẫn Dữ liệu – JDDCP (Joint Declaration of Data Citation Principles), bản tóm tắt và hài hòa hóa các khuyến cáo của các cơ quan chủ chốt ra chính sách về khoa học. Bản dịch tiếng Việt có 20 trang. Tải về:
  1. Mây mù, gia tăng FAIR; xem lại các nguyên tắc chỉ dẫn Dữ liệu FAIR cho Đám mây Khoa học Mở châu Âu’ - Bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của nhóm các tác giả đứng đầu là Barend Mons et al, xem xét lại và căn chỉnh lại nội hàm của các nguyên tắc Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, Sử dụng lại được - FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable) với mục đích để mọi người, đặc biệt là các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học, hiểu được đúng về các nguyên lý đó, để họ có thể đưa ra các dữ liệu nghiên cứu có tính FAIR trong tương lai, để không chỉ cho người đọc được, mà quan trọng bậc nhất và trên hết, là để máy có thể hiểu được và hành động được với các dữ liệu FAIR đúng nghĩa đó một cách độc lập - không có sự can thiệp của con người. Bản dịch tiếng Việt có 17 trang. Tải về:
  1. PHỤ LỤC - CHO THỎA THUẬN XUẤT BẢN TRUY CẬP MỞ’ - BẢN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT, là tài liệu hướng dẫn của chương trình Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu để làm PHỤ LỤC cho cho thỏa thuận xuất bản truy cập mở cho một bên là (các) tác giả của các bài báo nghiên cứu và một bên là nhà xuất bản với mục đích để (các) tác giả giữ lại bản quyền tác giả để làm thỏa mãn yêu cầu về truy cập mở của Ủy ban châu Âu khi thỏa thuận với nhà xuất bản để xuất bản các bài báo khoa học có sử dụng nguồn kinh phí từ dự án Horizon 2020 của Ủy ban châu Âu. Bản dịch tiếng Việt có 3 trang. Tải về:


Các tài liệu dịch sang tiếng Việt trong nửa đầu năm 2017:
A. Tài liệu về khoa học mở - truy cập mở và dữ liệu mở - dữ liệu mở liên kết
  1. Chương trình làm việc 2016-2017 của Horizon 2020 - 16. Khoa học với và vì xã hội’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản năm 2017. Nó liệt kê, mô tả ngắn gọn, kể cả các thông tin cấp vốn cho từng hạng mục công việc của EC trong các năm 2016-2017 theo chương trình Khoa học Mở - Truy cập Mở Horizon 2020 dành cho các nhà nghiên cứu của các Quốc gia Thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và cả cho các nhà nghiên cứu nằm bên ngoài EU. Bản dịch tiếng Việt có 104 trang. Tải về:
  1. Giấy phép để xuất bản’ - bản dịch sang tiếng Việt, là mẫu giấy phép để xuất bản từ Hộp công cụ về Bản quyền của JISC/SURF, nó giúp các nhà khoa học không trao bản quyền tác giả cho các nhà xuất bản khi làm việc với các nhà xuất bản để đăng các bài báo của mình, để làm thỏa mãn các yêu cầu về Khoa học Mở và Truy cập Mở. Bản dịch tiếng Việt có 4 trang. Tải về:
  1. Nghiên cứu các mô hình kinh doanh cho Dữ liệu Chính phủ Mở Liên kết (BM4LOGD)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Phil Archer et al, do Ủy ban châu Âu xuất bản ngày 12/11/2013. Tài liệu đưa ra các ví dụ điển hình về 14 cơ quan của các nước thành viên Liên minh châu Âu và tổ chức thế giới sử dụng Dữ liệu Mở Liên kết - LOD (Linked Open Data) và Dữ liệu Chính phủ Mở Liên kết - LOGD (Linked Open Government Data) trong các hệ thống thông tin của mình để cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử (CPĐT) cho các khách hàng, đặc biệt là dịch vụ tích hợp dữ liệu một cách mềm dẻo khi các dữ liệu nằm rải rác khắp nơi trên Internet và với các định dạng khác nhau. Bản dịch sang tiếng Việt có 290 trang. Tải về:
  1. Dữ liệu Mở Liên kết: Những điều cơ bản - Ấn bản Môi giới Tri thức Khí hậu’, các tác giả Florian Bauer (REEEP) và Martin Kaltenböck (Công ty Web Ngữ nghĩa), xuất bản năm 2016, là tài liệu chỉ dẫn khởi đầu nhanh cho những người ra quyết định và các nhà môi giới tri thức khí hậu tìm cách để bắt kịp tốc độ với khái niệm Dữ liệu Mở Liên kết - LOD (Linked Open Data). Bản dịch tiếng Việt có 85 trang. Tải về:
B. Tài liệu về quản lý thư viện điện tử, sách điện tử và phần cứng nguồn mở
  1. Chỉ dẫn làm quen nhanh với Calibre’ - bản dịch sang tiếng Việt. Calibre được đánh giá là giải pháp thư viện điện tử toàn diện, đặc biệt cho những người sử dụng đầu cuối. Bản dịch sang tiếng Việt của sách chỉ dẫn sẽ tạo thuận lợi để có nhiều người sử dụng được hơn. Bản dịch tiếng Việt có 17 trang. Tải về bản dịch với các định dạng: ODT; ePub; PDF.
  2. 'Nguồn mở trong thư viện: Chỉ dẫn cho những người yêu sách với tư duy mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, Opensource.com xuất bản năm 2014. Bản dịch của tài liệu có 22 trang. Tải về bản dịch với các định dạng: ODT; ePub; PDF.
  3. Bit và Bu lông: Quá khứ, hiện tại và tương lai của phần cứng mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, Opensource.com xuất bản năm 2014. Bản dịch của tài liệu có 56 trang. Tải về bản dịch với các định dạng: ODT; ePub; PDF.
C. Gần 200 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2016 trở về trước ở các đường liên kết:


Hà Nội, ngày 29/12/2017
Blogger: Lê Trung Nghĩa

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Tài liệu trình bày tại hội nghị, hội thảo hết năm 2017




Trong năm 2017
Các bài trình bày tại các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các chương trình đào tạo trong năm 2017:
Lưu ý: Một số bài không trùng với địa điểm trình bày vì có cùng bài trình bày ở địa điểm khác. Các bài trình bày có cùng tên, cùng chủ đề nhưng được cập nhật liên tục theo thời gian.
  1. Bài viết cho hội thảo khoa học TT-TV với chủ đề: "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin - thư viện" do Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, tổ chức ngày 07/12/2017: Sáng kiến: Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu thực tế cho các thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng ứng dụng và phát triển các tài nguyên truy cập mở và được cấp phép mở. Bài viết được cập nhật có thể xem tại [01] và [02].
  2. Ngày 17/11/2017, tại lớp thực hành về tạo video truy cập mở ở Đại học Văn Lang, trình bày bài Tạo video truy cập mở từ các tài nguyên truy cập mtrên Internet & các tài nguyên truy cập mở tự tạo’.
  3. Ngày 07/11/2017, Hội thảo khoa học: “Dịch vụ thông tin - thư viện trong xã hội hiện đại” tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bài viết toàn văn được đăng trong kỷ yếu hội thảo: ‘Xã hội hiện đại hướng dữ liệu và tác động của nó tới các thư viện’.
  4. Ngày 03/11/2017, tại 2 lớp thực hành về tạo video truy cập mở - buổi sáng và buổi chiều ở Đại học Hoa Sen - lần đầu tiên trình bày bài ‘Tạo video truy cập mở từ các tài nguyên truy cập mtrên Internet & các tài nguyên truy cập mở tự tạo’.
  5. Ngày 28/10/2017, nhân Tuần lễ Truy cập Mở Thế giới 2017 - World Open Access Week 2017, 23-29/10/2017, tại đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo ‘Giải mã làn sóng công nghệ với triết lý nguồn mở’ với bài trình bày: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’.
  6. Ngày 27/10/2017, nhân Tuần lễ Truy cập Mở Thế giới 2017 - World Open Access Week 2017, 23-29/10/2017, tại đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra khóa tập huấn ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu và giảng dạy’ với bài trình bày: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’.
  7. Ngày 25/10/2017, nhân Tuần lễ Truy cập Mở Thế giới 2017 - World Open Access Week 2017, 23-29/10/2017, tại đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra khóa tập huấn ‘Tài nguyên giáo dục mở phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học’, trình bày bài ‘Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân’.
  8. Ngày 24/10/2017, nhân Tuần lễ Truy cập Mở Thế giới 2017 - World Open Access Week 2017, 23-29/10/2017, tại đại học Hoa Sen đã diễn ra hội thảo ‘Tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin truy cập mở cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập’, trình bày bài: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’.
  9. Ngày 23/10/2017, nhân Tuần lễ Truy cập Mở Thế giới 2017 - World Open Access Week 2017, 23-29/10/2017, tại đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo ‘Khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ nghiên cứu và giảng dạy’, trình bày bài: ‘Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0’.
  10. Ngày 19/10/2017, tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), trình bày bài ‘Xử lý vấn đề bản quyền tác giả để tuân thủ chính sách khoa học mở và truy cập mở ở Liên minh châu Âu gợi ý đề xuất cho Việt Nam’. Phiên bản Slidephiên bản toàn văn.
  11. Ngày 13/10/2017, tại Đại học Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ, giới thiệu cho các giảng viên khoa CNTT bài Khoa học Mở với CMCN4.0’.
  12. Ngày 11/10/2017, tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giới thiệu cho các bạn sinh viên khoa Toán - Cơ - Tin bài Khoa học Mở với CMCN4.0’.
  13. Ngày 26/09/2017, tại tạp chí Tia Sáng, trình bày bài: ‘Giới thiệu truy cập mở’, phiên bản tháng 09/2017.
  14. Ngày 22/09/2017, tại Đại học Thăng Long, Hà Nội, diễn ra khóa huấn luyện về tài nguyên giáo dục mở, trình bày một số phần của bài Liên kết các nội dung được cấp phép mở, truy cập mở trên wikiHow.vn, như (1) Phần mềm ứng dụng ghi lại màn hình máy tính Kazam; (2) Soạn sửa video bằng OpenShot; và (3) Thực hành làm việc với các tài nguyên được cấp phép mở các dạng khác nhau như hình ảnh, video, âm thanh, văn bản.
  15. Ngày 21/09/2017, tại Đại học Thăng Long, Hà Nội, diễn ra khóa huấn luyện về tài nguyên giáo dục mở, trình bày: (1) Khoa học mở với cách mạng công nghiệp 4.0; (2) Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - Môi trường chia sẻ và học tập của bạn; và một số phần của bài (3) Liên kết các nội dung được cấp phép mở, truy cập mở trên wikiHow.vn.
  16. Ngày 09/09/2017, tại Security Bootcamp 2017 (SBC2017) tại Nha Trang, do UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở TTTT tỉnh Khánh Hòa và Hiệp hội Internet Việt Nam, Hội Tin học Tỉnh Khánh Hòa và Cộng đồng Security Bootcamp Việt Nam đồng tổ chức trong 2 ngày 09-10/09/2017, trình bày bài ‘Mất an toàn an ninh mạng và một vài gợi ý’.
  17. Ngày 24/08/2017, Tại Thư viện tỉnh Đã Nẵng, Vụ Thư viện của Bộ VH-TT-DL tổ chức lớp tập huấn “Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dâncho các đại diện tới từ các thư viện tỉnh khu vực phía Nam, trình bày bài cùng tên: Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Phiên bản trình chiếuphiên bản toàn văn.
  18. Ngày 22/08/2017, tại Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung Số Việt Nam, tọa đàm về dữ liệu mở. Trình bày các bài: (1) Có hay không cơ hội của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0; (2) Giới thiệu Dữ liệu Mở - OD (Open Data); (3) Giới thiêụ Dữ liệu Mở Liên kết - LOD (Linked Open Data).
  19. Ngày 17/08/2017, Tại Thư viện tỉnh Nghệ An, Vụ Thư viện của Bộ VH-TT-DL tổ chức lớp tập huấn “Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dâncho các đại diện tới từ các thư viện tỉnh khu vực phía Bắc, trình bày bài cùng tên: Thư viện với việc xây dựng bộ sưu tập và tham gia thế giới nguồn mở để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Phiên bản trình chiếuphiên bản toàn văn.
  20. Ngày 08/08/2017, trình bày cho nhóm các sinh viên cao học của Khoa Thông tin - Thư viện đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội một vài khía cạnh của nguồn mở thông qua bài: Có hay không cơ hội của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0.
  21. Ngày 04/08/2017, Tạp chí Tia sáng tổ chức tọa đàm: Cách mạng CNTT Việt Nam có thể làm gì trong cách mạng công nghiệp 4.0. Trình bày bài: Có hay không cơ hội của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0.
  22. Ngày 10/06/2017, tại Đại học Hoa Sen, Câu lạc bộ các Lãnh đạo CNTT (ITLC) tổ chức tọa đàm: Open Access - Open Data - Linked Open Data. Trình bày các bài: (1) Giới thiệu Truy cập Mở - Open Access; (2) Giới thiệu Dữ liệu Mở - Open Data; (3) Giới thiệu Dữ liệu Mở Liên kết - Linked Open Data;
  23. Ngày 07/06/2017, tại Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, khóa huấn luyện ‘Các tài nguyên được cấp phép mở’, trình bày các nội dung: (1) Tạo và quản lý sách điện tử eBook bằng phương pháp mở; (2) Ứng dụng nguồn mở để tạo video, chụp và ghi màn hình: (a) Tạo và sửa video trong YouTube Video Editor; (b) Học soạn thảo video bằng OpenShot trên wikihow.vn; (c) Kazam: cài đặtghi màn hình.
  24. Ngày 06/06/2017, tại Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, khóa huấn luyện ‘Các tài nguyên được cấp phép mở’, trình bày các nội dung: (1) Tìm kiếm OER bằng thực hành với một số kho; (2) Giới thiệu Truy cập Mở - OA (Open Access); (3) Giới thiệu Dữ liệu Mở - OD (Open Data); (4) Giới thiêụ Dữ liệu Mở Liên kết - LOD (Linked Open Data)
  25. Ngày 05/06/2017, tại Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, khóa huấn luyện ‘Các tài nguyên được cấp phép mở’, trình bày các nội dung: (1) Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources); (2) Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở và thực hành cấp phép CC cho OER.
  26. Ngày 25/05/2017, tại Đà Nẵng, Hội thảo “Ứng dụng và phát triển công nghệ mở phục vụ Chính phủ điện tử”, trình bày bài: ‘Giới thiệu Dữ liệu Mở Liên kết - Linked Open Data’.
  27. Ngày 24/05/2017, tại Sở TTTT Đà Nẵng, làm việc về Dữ liệu Mở Liên kết, Dữ liệu Mở và cấp phép Creative Commons cho dữ liệu. Trình bày các bài: (1) Giới thiệu Dữ liệu Mở Liên kết - Linked Open Data; (2) Giới thiệu Dữ liệu Mở - Open Data; (3) Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở và thực hành cấp phép Creative Commons cho OER.
  28. Ngày 17/05/2017, tại Bộ TTTT, nhân Ngày Viễn thông và Xã hội Thông tin Thế giới, hội thảo chủ đề ‘Dữ liệu lớn - cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh và quản lý’, trình bày bài Giới thiệu Dữ liệu Mở Liên kết’.
  29. Ngày 13/04/2017, tại Đại học Thăng Long, Hà Nội, trình bày bài: ‘Giới thiệu Dữ liệu Mở Liên kết’. Đây là trình bày đầu tiên trong LOD@RoadShow 2017.
  30. Ngày 12/04/2017, tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc (NALA) phối hợp với Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội thảo “Bản quyền tài liệu số và học liệu mở”, trình bày bài: ‘Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở và Demo cấp phép Creative Commons cho OER’.
  31. Ngày 01/04/2017, tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, OER&OA@RoadShow 2017, ‘Giới thiệu truy cập mở’ và ‘Giới thiệu tài nguyên giáo dục mở (OER) và nguồn tài nguyên giáo dục đại học hiện nay’, trình bày cho một nhóm các sinh viên cao học của Đại học KHXHNV HN.
  32. Ngày 07/01/2017, tại hội trường Ủy ban Dân tộc, Hà Nội, Hội thảo gGov-ICT: ‘Những giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai CPĐT’ do cộng đồng mạng ICT-VN tổ chức, trình bày bài: ‘Mất an toàn an ninh mạng - và một vài gợi ý’, ở các định dạng HTML, PDF, Slide.


Trong năm 2016 (29):
Trong năm 2015 (18):
Trong năm 2014 (36):
Trong năm 2013 (39):
Trong năm 2012 (28):


Ngày 28/12/2017
Blogger Lê Trung Nghĩa

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tổng kết các bài viết toàn văn trong năm 2017





  1. Sáng kiến: Tạo video truy cập mở - bước khởi đầu thực tế cho các thư viện, các cơ sở đại học và cao đẳng ứng dụng và phát triển các tài nguyên truy cập mở và được cấp phép mở. Bài viết cho hội thảo khoa học TT-TV với chủ đề: "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thông tin - thư viện", tại Trung tâm Học liệu và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, ngày 07/12/2017. Xem ở đây hoặc ở đây. Đây là bản mới, đã có sửa đổi bổ sung vào ngày 24/12/2017.
  2. Xã hội hiện đại hướng dữ liệu và tác động của nó tới các thư viện. Bài viết cho hội thảo khoa học: “Dịch vụ thông tin - thư viện trong xã hội hiện đại” tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngày 07/11/2017. Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Dịch vụ thông tin thư viện trong xã hội hiện đại” các trang 153-160. Phiên bản điện tử của bài viết có thể xem ở đây hoặc ở đây.
  3. Xử lý vấn đề bản quyền tác giả để tuân thủ chính sách khoa học mở và truy cập mở ở Liên minh châu Âu và gợi ý đề xuất cho Việt Nam. Bài viết cho Hội thảo: “Triển khai tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học: bản quyền và giấy phép mở - Implementation of Open Educational Resources in Higher Education: Copyright and Open Licence” do Khoa Thông tin - Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và UNESCO đồng tổ chức ngày 19/10/2017 tại Hà Nội. Bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học, các trang 86-91. Phiên bản điện tử của bài viết có thể xem ở đây hoặc ở đây.
  4. Rất cần khoa học mở cho CMCN 4.0. Bài viết được thực hiện sau cuộc tọa đàm ngày 04/08/2017 tại trụ sở tòa soạn tạp chí Tia Sáng với chủ đề: Công nghệ thông tin Việt Nam có thể làm gì trong cách mạng công nghiệp 4.0; được đăng trên tạp chí Tia Sáng số 16 - 20/8/2017 các trang 12-17. Phiên bản điện tử của bài viết có thể xem ở đây, ở đây hoặc ở đây.
  5. MẤT AN TOÀN AN NINH MẠNG - VÀ MỘT VÀI GỢI Ý’, bài viết cho Hội thảo eGov-ICT: ‘NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ’, tổ chức tại Hà Nội, ngày 07/01/2017. Phiên bản điện tử có thể xem [01] hoặc [02]


CÁC BÀI VIẾT TOÀN VĂN VÀ CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ TRƯỚC 2017
Các bài viết toàn văn trong năm 2016:
  • Học được gì từ các chính sách truy cập mở trên thế giới, bài viết nhân hội thảo 'Truy cập mở thông tin: động lực phát triển bền vững' diễn ra ngày 20/10/2016 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Phần 1 (xem [01] hoặc [02]) và Phần 2 (xem [01] hoặc [02]).
  • ‘Bản địa hóa và chương trình OER@University RoadShow ở Việt Nam’, bài viết nhân Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về OER do UNESCO và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/09/2016 tại Hà Nội, đăng trong kỷ yếu hội thảo các trang 112-118. Phiên bản điện tử của bài viết có thể xem tại [01] hoặc [02].
  • ‘Hiểu đúng quy định giấy phép Creative Commons trong quyết định số 1878/QĐ-BGDĐT ngày 02/06/2016 về việc ban hành thể lệ cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo’, bài viết được đăng trong kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về OER do UNESCO và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/09/2016 tại Hà Nội, các trang 97-111. Phiên bản điện tử của bài viết có thể xem tại [01] hoặc [02].
  • ‘Thư ngỏ dành cho những ai có quan tâm’, bài viết về vấn đề an toàn an ninh thông tin các hệ thống thông tin của nhà nước. Xem tại [01] hoặc [02].
  • Tài nguyên giáo dục mở (OER) đã quay trở lại Việt Nam?, đăng trên tạp chí Thế giới số, số tháng 01-02/2016, trang 62-64. Bản điện tử đăng trên [01] và [02]
Các bài viết toàn văn trong năm 2015:
  • Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam’, bài viết nhân Hội thảo Quốc tế lần thứ 1 về OER do Khoa Thông tin - Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 29/12/2015 tại Hà Nội, đăng trong kỷ yếu hội thảo các trang 107-144. Phiên bản điện tử của bài viết được chia thành 3 phần: Phần 1 xem [01] hoặc [02]; Phần 2 xem [01] hoặc [02]; Phần 3 xem [01] hoặc [02].
  • Vòng đời an toàn thông tin - dữ liệu và các công cụ nguồn mở bảo vệ dữ liệu’, bản điện tử xem tại [01] hoặc [02].
  • Hợp tác Việt - Lào về Công nghệ Mở’, bài viết sau chuyến công tác tại Lào của đoàn của Bộ Khoa học Công nghệ do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở (RDOT) dẫn đầu. Bản điện tử xem tại [01] hoặc [02].
  • Tiếp cận mô hình mạng 7 lớp OSI và đề xuất cho Việt Nam về an toàn thông tin dữ liệu’, xem tại [01] hoặc [02].
120 bài toàn văn được đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống từ 2014 trở về trước:
  • Các bài báo đăng trong các năm 2014-2013-2012-2011-2010 xem [01] hoặc [02].
  • Các bài báo đăng trong các năm 2009-2008-2007-2006 xem [01] hoặc [02].


Blogger: Lê Trung Nghĩa