Nhìn vào
thông tin báo chí sau hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng và
phát triển phần mềm mã nguồn mở” do Bộ Thông tin và
Truyền thông (TT-TT) phối hợp cùng UBND TPHCM tổ chức
ngày 22/09/2011 có thể dễ dàng nhận ra việc ứng dụng
và phát triển phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) ở Việt
Nam, nhất là trong khu vực các cơ quan nhà nước chưa được
như mong đợi.
Được
khơi mào từ cuộc hội thảo chưa “tới bến” này, sau
đó, trên diễn đàn thư của những người sử dụng
Linux tại Hà Nội (HanoiLUG) đã có cuộc thảo luận về
các vấn đề xung quanh việc ứng dụng PMTDNM tại Việt
Nam. Và xuất hiện các nghịch lý:
- Các đề án liên quan đến việc triển khai các phần mềm nguồn đóng được duyệt khi đã có chỉ thị về việc sử dụng PMTDNM ở trong các cơ quan và tổ chức nhà nước.
Trên thực tế nhiều cơ quan, sở ban ngành đều đã và đang triển khai các hệ thống quản lý văn bản điện tử hầu hết chạy trên nền Windows (nếu như không muốn nói là 100%) và chỉ có thể sử dụng được các hệ thống này khi sử dụng trình duyệt IE gây khó khăn cho việc chuyển sang sử dụng PMTDNM và thay đổi cả hệ thống mà họ vừa mới triển khai. Có lẽ Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TTTT, là cơ quan chính có trách nhiệm giải nghịch lý này? - Tiền, nơi cần triển khai thì thiếu nơi đã triển khai thì thừa.
Theo quyết
định 50/2009/QĐ-TTg, trong giai đoạn
2009 – 2012, ngân sách Trung ương chi 300 triệu đồng
mỗi năm cho các địa phương để triển khai việc chuyển
đổi sang PMTDNM. Báo dẫn lời lãnh đạo Vụ CNTT, Bộ
TTTT “Với
số tiền trên, rất khó triển khai. Chưa kể Bộ Tài
chính còn cắt giảm nguồn kinh phí này vì cho rằng, đó
là khoản đầu tư công”.
Được biết, tổng số tiền triển khai chuyển đổi cho các địa phương là 75.6 tỷ đồng và mỗi địa phương mới nhận được tổng số 260 triệu VNĐ trong năm 2010, kinh phí năm 2011 hiện vẫn còn chưa rõ.
Được biết, tổng số tiền triển khai chuyển đổi cho các địa phương là 75.6 tỷ đồng và mỗi địa phương mới nhận được tổng số 260 triệu VNĐ trong năm 2010, kinh phí năm 2011 hiện vẫn còn chưa rõ.
Được biết việc mua sắm giấy phép
bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office vào ngày 21/05/2007
có 3
triệu USD (tương đương 60 tỷ đồng) dành hỗ trợ
cho đào tạo triển khai trong khi công chức đã nhiều năm
mòn tay sử dụng bộ phần mềm đó. Hợp đồng này được
cho là hết hạn trong 3 năm, tức là vào ngày 21/05/2010.
Nghĩa là có tiền để nuôi cái “đóng”
đã nghiện rồi, nhưng thiếu tiền để chuyển đổi sang
cái “mở” tự do không nghiện ngập. Nghịch lý thuộc
“sân” của Bộ TTTT và Bộ Tài chính?
- Đơn vị ngoài chỉ thị làm tốt kêu sướng, cơ quan trong chỉ thị kêu khó muốn chuyển
Tại hội thảo đại diện tập đoàn viễn thông Viettel
cho biết tính đến giữa năm 2011 số tiền tiết kiệm
được do không
phải phải mua bản quyền phần mềm cho 7.000 máy trạm
ứng dụng PMTDNM lên đến 72 tỷ đồng. Lợi ích thấy
rõ, Viettel có kế hoạch đến cuối năm nay sẽ nâng số
máy tính ứng dụng PMTDNM lên 10.000 máy. Đây là những
máy tính để bàn của các bộ phận nghiệp vụ, sử dụng
hệ điều hành GNU/Linux Ubuntu và bộ phần mềm văn phòng
OpenOffice.org và/hoặc LibreOffice.
Cùng một vấn đề tương tự, việc các cơ quan và tổ
chức Nhà nước chuyển đổi sang PMTDNM theo chỉ thị đã
nêu, được Vụ CNTT, Bộ TTTT đưa
ra nhiều lý do khó khăn không thực hiện được trên
máy tính trạm của các địa phương.
Nghĩa là thực tế ở Viettel, doanh nghiệp ngoài đối
tượng thực hiện chỉ thị, đã cho thấy việc ứng dụng
PMTDNM ở máy trạm là hiện thực. Trong khi đó cơ quan ban
hành chỉ thị đã dũng cảm tự nhận thức rằng chỉ
thị là không khả thi bởi việc chuyển đổi này ở các
đối tượng là không hiện thực. Theo
cái logic này, thì các đơn vị bên ngoài như Viettel càng
sử dụng nguồn mở bao nhiêu, càng tiết kiệm được
nhiều tiền bấy nhiêu và hệ thống có được an ninh hơn
bấy nhiêu, trong khi ở chiều ngược lại, các cơ quan nhà
nước sẽ bị ép phải tiếp tục mua Microsoft Office (và
cùng với nó là Windows) và càng dấn sâu hơn nữa vào cái
nghịch lý vừa nên ở trên, nghĩa là, tiền để nuôi cái
“đóng” đã nghiện rồi càng nhiều hơn nữa, tiền để
chuyển đổi sang cái “mở” tự do không nghiện ngập
sẽ còn ít hơn nữa, con nghiện sẽ càng nghiện thêm.
Microsoft chắc là vui nhất. Nghịch
lý đau đớn này của Bộ TTTT cần phải được giải bởi
liên Bộ và hơn thế nữa?
- Phần mềm nguồn mở VN, con gà và quả trứng
Trường không đào tạo nên không có nhân lực, không có
nhân lực thì không có sản phẩm, không có sản phẩm thì
không có thị trường, không có thị trường thì doanh
nghiệp không làm, không làm nên không cần nhân lực,
không cần nhân lực nên không đào tạo?
Rất tiếc, trong hội thảo này đã không có được bài phát biểu của đại diện Bộ GDĐT về vấn đề ứng dụng PMTDNM theo thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 cũng như đào tạo PMTDNM trong nền giáo dục của Việt Nam. Nghịch lý này phải chăng còn đang chờ Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu?
Rất tiếc, trong hội thảo này đã không có được bài phát biểu của đại diện Bộ GDĐT về vấn đề ứng dụng PMTDNM theo thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 cũng như đào tạo PMTDNM trong nền giáo dục của Việt Nam. Nghịch lý này phải chăng còn đang chờ Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu?
Thay
cho lời kết
Chỉ với
vài nghịch lý đã nêu ở trên cũng đủ cho thấy sự nan
giải nhiều chiều cho ứng dụng và phát triển PMTDNM mà
có khi điểm mấu chốt chưa chắc đã nằm ở phần kỹ
thuật công nghệ của vấn đề.
Ô Nhanh
Bài được
đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, số tháng
10/2011, trang 70-71.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.