Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Pháp bắt đầu trung tâm nghiên cứu IT về đổi mới sáng tạo và phần mềm tự do

France begins IT research centre on innovation and free software

filed under: [T] Policies and Announcements, [GL] France

by Clementine VALAYER — published on Oct 12, 2009 11:59 AM

Theo: http://www.osor.eu/news/france-begins-it-research-centre-on-innovation-and-free-software

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/10/2009

Lời người dịch: Các nhà khoa học Pháp cho rằng: “Phần mềm tự do là cơ bản để phát triển xã hội số”, và “3 thách thức chính có liên quan tới sự phát triển của phần mềm tự do mà họ sẽ cần phải đối mặt. Một là, phần mềm tự do đang trở thành một chủ đề nghiên cứu chính, nhìn vào các vấn đề như là việc mở rộng lại phạm vi cho các cơ sở mã nguồn, các cơ sở mã nguồn với nhiều thành phần, hoặc việc khuyến khích sự phát triển hợp tác. Hai là, các kỹ sư trong tương lai cần sự đào tạo về sự tinh thông mới có liên quan tới việc sử dụng phần mềm tự do. Thứ ba, phần mềm tự do có thể sẽ là một người trung gian mạnh trong việc chuyển giao công nghệ”. Không rõ, các nhà khoa học Việt Nam thì cho phần mềm tự do là cái gì, và các kỹ sư trong tương lai của Việt Nam có cần sự đào tạo để có được sự tinh thông về phần mềm tự do hay không?

Viện khoa học máy tính quốc gia Pháp, Inria, nói phần mềm tự do là cơ bản để phát triển xã hội số. Viện này đang khởi động một trung tâm nghiên cứu để tập trung vào dạng phần mềm này. Cirill (Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo IT cho Phần mềm Tự do).

Quỹ này của Cirill đã được công bố tại Diễn đàn Thế giới Mở tại Paris đầu tháng này. Cirill sẽ trở thành một trung tâm tham khảo cho việc nghiên cứu phát triển các phần mềm tự do ổn định và đáng tin cậy.

Inria (Viện Quốc gia về Nghiên cứu trong Khoa học và Kiểm soát Máy tính) nói rằng phần mềm tự do đòi hỏi một sự kết hợp các tiếp cận và kỹ năng. Tổ chức nghiên cứu này bị thuyết phục rằng cách để phát triển dạng phần mềm này là cùng đưa tất cả những ai có liên quan vào trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao tri thức và đổi mới sáng tạo. Đây là viện mới, Cirill, sẽ hành động như một điểm duy nhất để liên hệ về khoa học, công nghệ và sự tinh thông công nghiệp được yêu cầu nhằm đáp ứng những thách thức nảy sinh bởi sự tăng trưởng nhanh của phần mềm tự do. Những hợp tác đầu tiên tại Cirill sẽ bắt đầu vào giữa năm 2010, theo một thông cáo báo chí.

Dự án này sẽ được lãnh đạo bởi Roberto di Cosmo, một giáo sư tại Đại học Paris 7.

“Chúng tôi bị thuyết phục rằng Pháp là mảnh đất màu mỡ cho phần mềm tự do. Chúng tôi và các đối tác nghiên cứu nhà nước muốn sử dụng Cirill để tạo ra một trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong phần mềm tự do, mở cho tất cả những ai có liên quan trong chuỗi đổi mới sáng tạo này”, Michel Cosnard, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Inria nói trong một tuyên bố.

Inria xác định 3 thách thức chính có liên quan tới sự phát triển của phần mềm tự do mà họ sẽ cần phải đối mặt. Một là, phần mềm tự do đang trở thành một chủ đề nghiên cứu chính, nhìn vào các vấn đề như là việc mở rộng lại phạm vi cho các cơ sở mã nguồn, các cơ sở mã nguồn với nhiều thành phần, hoặc việc khuyến khích sự phát triển hợp tác. Hai là, các kỹ sư trong tương lai cần sự đào tạo về sự tinh thông mới có liên quan tới việc sử dụng phần mềm tự do. Thứ ba, phần mềm tự do có thể sẽ là một người trung gian mạnh trong việc chuyển giao công nghệ.

Viện nghiên cứu IT của Pháp rất tích cực trong lĩnh vực nguồn mở; một ví dụ là sự phát triển của trình duyệt Amaya với W3C, Nghiệp đoàn World Wide Web, tổ chức tiêu chuẩn hóa cho World Wide Web. Inria đã đồng sáng lập ra Nghiệp đoàn OW2, OW2 phát triển các thành phần nguồn mở cho các ứng dụng phân tán. Inria cũng phát triển và duy trì Scilab, một gói phần mềm máy tính đánh số, được phân phối thoe một giấy phép nguồn mở.

France's national computer science institute, Inria, says free software is essential to develop digital society. The institute is launching a research centre to focus on this type of software, Cirill (IT Innovation and Research Centre for Free Software).

The foundation of Cirill was announced at the Open World Forum in Paris earlier this month. Cirill is to become a reference centre for the research and development of stable and reliable free software.

Inria (National Institute for Research in Computer Science and Control) says that free software requires a combination of approaches and skills. The research organisation is convinced that the way to develop this type of software is to bring together all those involved in research, training, knowledge transfer and innovation. It's new institute, Cirill, will act as a single point of contact for the scientific, technological and industrial expertise required to meet the challenges generated by the rapid growth of free software. First collaborations at Cirill will start before mid 2010, according to a press release.

The project will be directed by Roberto di Cosmo, a professor at the University Paris 7.

"We are convinced that France is fertile ground for free software. We and our public-research partners want to use Cirill to create a centre of research and innovation in free software, open to all those involved in the innovation chain", Michel Cosnard, Inria Chairman and CEO said in a statement.

Inria identifies three major challenges linked to the growth of free software they will need to face. First, free software is becoming a main research topic, looking into issues such as rescaling code bases, code bases with multiple components, or enhancing collaborative development. Second, future engineers need training on new expertise linked to the use of free software. Third, free software can be a powerful vector in technology transfer.

The French IT research institute is very active in the field of open source; an example is the development of the web browser Amaya with W3C, the World Wide Web Consortium, the standardisation organisation for the World Wide Web. Inria co-founded the OW2 Consortium, OW2 developing open source components for distributed applications. Inria also develops and maintains Scilab, a numerical computation software package, distributed under an open source license.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.