Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Sự khác biệt giữa EULA và các giấy phép nguồn mở

The Difference Between EULAs and Open Source Licenses

posted by Thom Holwerda on Fri 25th Sep 2009 14:01 UTC

Theo: http://www.osnews.com/story/22233/The_Difference_Between_EULAs_and_Open_Source_Licenses

Bài được đưa lên Internet ngày: 25/09/2009

Lời người dịch: Một số người hay nói mồm, rằng bạn nên sử dụng các phần mềm sở hữu độc quyền, để khỏi bị kiện cáo. Thực tế có phải như vậy không. Xin nói là KHÔNG. “Kết quả là, các vụ kiện ra tòa về GPL (những gì mà tôi biết) tất cả đều được phán quyết có lợi cho GPL, trong khi các vụ kiện ra tòa liên quan tới EULA đôi khi được phán quyết có lợi và đôi khi chống lại EULA. GPL: cắt rõ ràng. Thắng, hoặc thua tại tòa. EULA: tù mù. Bạn không bao giờ thực sự biết bạn sẽ đi đâu về đâu”. Vì thế, lời khuyên phải là: Bạn hãy tuân thủ giấy phép phần mềm nguồn mở GPL, và khi đó, phần thắng luôn thuộc về bạn, bất chấp vụ kiện là thế nào, ai kiện, kiện gì.

Tại Pháp, GPL đã giành được một chiến thắng chủ chốt nữa tại tòa. Điều làm cho vụ kiện vi phạm này đặc biệt là việc nó đã được đệ trình không phải bởi các lập trình viên của mã nguồn bị vi phạm, mà bởi những người sử dụng, thể hiện rằng họ cũng có thể thi hành một cách thành công GPL. Vì tôi đã lưu ý trong một vài dây thảo luận ở đây trên OSNews rằng nhiều người vẫn còn chưa hiểu được sự khác biệt giữa một giấy phép nguồn mở và một EULA (thỏa thuận giấy phép cho người sử dụng đầu cuối – End User License Agreement), tôi đã chỉ rằng tôi muốn nhân cơ hội này giải thích sự khác biệt này thêm một lần nữa – sử dụng các hình vẽ bằng tay!

Nhưng trước tiên, hãy chi tiết hóa qui trình thủ tục có liên quan tới GPL tại Pháp. Tổ chức Association pour la formation professionnelle des adultes (AFPA), một tổ chức mà nó mua các phần mềm giáo dục, đã thấy rằng phần mềm học tập từ xa được mua từ Edu4 đã sử dụng mã nguồn từ một máy trạm GPL VNC mà không cung cấp mã nguồn, và với tất cả các lưu ý về bản quyền đã bị xóa bỏ.

Trong các trường hợp như thế này thường xảy ra sự bỏ quên hoặc một sự hiểu nhầm hoàn toàn; Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) và Trung tâm Luật về Tự do cho Phần mềm thường giải quyết các trường hợp này một cách nội bộ mà không bao giờ đưa ra tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp của Edu4, điều này được chứng minh là không đủ. Hãng này đã không cung cấp mã nguồn mặc dù đã được yêu cầu liên tục, nên một vụ kiện pháp lý đã là cách duy nhất. Nó đã được đệ trình vào năm 2002 bởi AFPA với sự trợ giúp của FSF Pháp và bây giờ đã trở thành một kết cục với phán quyết của tòa án chống lại Edu4.

Đây là một chiến thắng nữa cho GPL trong một chiến thắng có lịch sử dài lâu. GPL đã luôn bị treo tại các tòa án tại nhiều quốc gia khác nhau, nên việc vi phạm dựa vào nó đơn giản không là một ý tưởng khôn ngoan. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật không thực sự đúng để nói rằng GPL đã được chứng minh là đúng ở đây, khi mà thực tế, bản quyền đã được chứng minh là đúng.

In France, the GPL has scored yet another major win in court. What makes this infringements case special is that it was filed not by the developers of the infringed-upon code, but by users, demonstrating that they, too, can successfully enforce the GPL. Since I noted on a few threads here on OSNews that a lot of people still fail to grasp the difference between an open source license and an EULA, I figured I'd take this opportunity to explain the difference one more time - using hand-crafted diagrams!

But first, let's detail the proceedings regarding the GPL in France. The Association pour la formation professionnelle des adultes (AFPA), an organisation which buys educational software, found out that distance learning software sold by Edu4 was using code from a GPL VNC client without providing source code, and with all the copyright notices stripped out.

In cases like this it usually turns out to be ignorance or a plain misunderstanding; the FSF and the Software Freedom Law Center usually resolve these cases privately without ever going to court. In the case of Edu4, however, this did not prove to be enough. The company did not provide the code despite repeated requests, so a legal case was the only way. It was filed in 2002 by AFPA with the help of the FSF France, and has now come to an end with the judge ruling against Edu4.

This is yet another win for the GPL in a long history of, well, wins. The GPL has consistently been held up in courts in various different countries, so infringing upon it is simply not a wise idea. However, it's technically not really correct to say that the GPL has been validated here, when actually, copyright has been validated.

Và điều này dẫn tôi tới sự khác biệt giữa một Thỏa thuận Giấy phép của Người sử dụng Đầu cuối EULA và các giấy phép nguồn mở như GPL hoặc BSD. Tôi cố gắn giải thích nó rõ ràng một cách có thể bằng việc sử dụng một số các hình đơn giản để minh họa những gì, một cách chính xác, mà các tài liệu này đã làm.

Hãy nhìn vào hình đầu tiên, mà nó mô tả các quyền của các lập trình viên/các nhà phân phối và những người sử dụng có khi một việc thất bại theo bản quyền mặc định. Tất nhiên, bản quyền là khác với quyền hạn, nhưng hãy nhớ đây là một cách nhìn đơn giản về những vấn đề này. Như bạn thấy, hình này tạo ra sự khác biệt giữa “người sử dụng” và “lập trình viên/nhà phân phối”. Trong khi 2 thứ này thường chèn đè lên nhau, thì tôi nghĩ chúng ta có thể tất cả cùng đồng ý một cách tương đối về sự khác biệt có hàm ý giữa 2 thứ này. Lập trình viên muốn sửa đổi mã nguồn – người sử dụng thì không muốn. Nhà phân phối thì muốn phân phối nhiều một công việc cho một nhóm lớn mọi người, còn người sử dụng thì không.

Copyright.

Phần màu xanh biểu thị các quyền mà bạn có hoặc như của một lập trình viên/nhà phân phối hoặc như một người sử dụng. Lập trình viên/nhà phân phối về cơ bản không có các quyền theo bản quyền mặc định, khi mà bất kỳ dạng chỉnh sửa và phân phối nào là bị cấm khá nhiều mà không có sự tán thành từ người nắm giữa các quyền. Tuy nhiên, như là một người sử dụng, bạn có thêm một ít quyền nữa, ví dụ, bạn có thể thực hiện sự sao lưu cá nhân. Vì thế, thanh màu xanh là dài hơn về phía người sử dụng.

Bây giờ, hãy dịch chuyển sang tình huống của GPL. Phần màu xanh lơ biểu thị các quyền bổ sung mà GPL trao cho cả người sử dụng và lập trình viên/nhà phân phối. Là người sử dụng, bạn có thể thực hiện nhiều bản sao của một công việc tùy theo bạn muốn, và bạn có thể trao nó cho bao nhiều người bạn tùy ý bạn. Là lập trình viên/nhà phân phối, bạn có thể chỉnh đổi một công việc, sửa đổi nó, và phân phối nó một cách rộng rãi – miễn là bạn cấp phép cho công việc dẫn xuất của bạn cũng theo GPL.

GPL.

And this brings me to the difference between an End User License Agreement and open source licenses like the GPL or the BSD licenses. I will try to explain it as clearly as I can by using a number of simple diagrams to illustrate what, exactly, it is that these documents do.

Let's look at the first diagram, which portrays the rights developers/distributors and users have when a work falls under default copyright. Of course, copyright differs per jurisdiction, but keep in mind this is an overly simplified view on these matters. As you can see, the diagram makes the distinction between "user" and "developer/distributor". While these two often overlap, I think we can all agree on the relatively arbitrary distinction between the two. A developer wants to modify code - a user does not. A distributor wants to massively distribute a work to a large group of people, a user does not.

The green bar signifies the rights you have as either a developer/distributor or as a user. A developer/distributor has basically no rights under default copyright, as any form of alteration and distribution is pretty much prohibited without consent from the rightsholder. As a user, however, you have a few more rights; for instance, you may make personal backups. As such, the green bar is longer on the user side.

Now, let's move to the GPL situation. The blue sections indicate the additional rights that the GPL grants both the user and the developer/distributor. As a user, you can make as many copies of a work as you like, and you may give it to as many friends as you like. As a distributor/developer, you can alter a work, modify it, and massively distribute it - as long as you license your derivative work under the GPL as well.

Và ở đây bạn cũng thấy vì sao khi ai đó nói về một “sự vi phạm GPL”, thì họ thực sự có ý “vi phạm bản quyền”. Nếu bạn không chịu được những điều khoản của GPL (trong trường hợp này, việc đưa mã nguồn ra theo yêu cầu) thì bạn cũng loại bỏ đi các quyền bổ sung được trao cho bạn bởi GPL, và như vậy, “rơi ngược trở lại” theo bản quyền mặc định – mà nó cấm sự phân phối không được cho phép. Nói một cách khác, bạn vi phạm bản quyền của công việc theo GPL, và có thể (và sẽ) bị kiện.

Trước khi chúng ta bắt đầu nói về EULA, hãy nhìn vào hình cho các giấy phép dạng BSD. Như bạn có thể thấy, giấy phép BSD rất giống GPL, nhưng có một phần xanh lơ bổ sung thêm ở phía của lập trình viên/nhà phân phối. Giấy phép BSD không yêu cầu bạn cấp phép nó theo cùng một giấy phép, và vì thế, nó ít hạn chế hơn đối với các lập trình viên/nhà phân phối.

BSD.

Bây giờ, dịch chuyển tới khái niệm của EULA, bạn có thể thấy trên hình rằng một EULA làm việc theo một cách khác hoàn toàn. Trong khi các giấy phép nguồn mở trao các quyền mà bạn thường có thể không có theo bản quyền mặc định, thì một EULA tước đi các quyền mà bạn thường có thể có theo bản quyền mặc định (phần màu đỏ). Ví dụ, Apple hạn chế sử dụng Mac OS X đối với “các máy tính được dán nhãn Apple”. Bản quyền mặc định thực sự không quan tâm cách mà bạn sử dụng phần mềm của bạn, nhưng Apple thì có, nên họ phải áp đặt các hạn chế này.

EULA.

Đây là sự khác biệt cốt tử giữa các giấy phép nguồn mở và EULA (hoặc SLA hoặc bất kỳ điều khoản đồng bóng nào mà các luật sư đặt ra). Một người loai bỏ các hạn chế, thì người khác lại bổ sung chúng vào. Trong khi bất kỳ vụ kiện nào ở tòa liên quan tới việc vi phạm GPL có thể tính tới nền tảng vững chắc của bản quyền, thì các vụ kiện ra tòa liên quan tới EULA sẽ phải dựa vào toàn bộ số lượng những yếu tố khác biệt, què quặt không đáng tin cậy mà chúng có thể đi theo bất kỳ lối nào – các hạn chế sau khi bán hàng, làm thế nào để bước vào một hợp đồng, sự ràng buộc là gì, chữ ký, và nhiều thứ khác.

Kết quả là, các vụ kiện ra tòa về GPL (những gì mà tôi biết) tất cả đều được phán quyết có lợi cho GPL, trong khi các vụ kiện ra tòa liên quan tới EULA đôi khi được phán quyết có lợi và đôi khi chống lại EULA. GPL: cắt rõ ràng. Thắng, hoặc thua tại tòa. EULA: tù mù. Bạn không bao giờ thực sự biết bạn sẽ đi đâu về đâu.

And here you also see why when someone speaks of a "GPL violation", they actually mean "copyright violation". If you do not abide by the terms of the GPL (in this case, releasing the source code upon request) you also dismiss the additional rights granted to you by the GPL, and as such, "fall back" upon default copyright - which prohibits unauthorised redistribution. In other words, you violate the copyright of the GPL'd work, and can (and will) be sued.

Before we start talking about EULAs, let's look at the diagram for the BSD-type licenses. As you can see, the BSD license is very similar to the GPL, but there is an extra blue section on the developer/distributor side. This extra block is the reciprocal nature of the GPL; the copyleft concept of the GPL can only be seen as a restriction when looked upon from the perspective of more permissive licenses such as the BSD license. The BSD license does not ask of you to license it under the same license, and as such, is less restrictive for developers/distributors.

Now, moving on to the concept of the EULA, you can see in the diagram that an EULA works in a completely different manner. Whereas open source licenses grant rights you normally would not have under default copyright, an EULA takes rights away you would normally have under default copyright (the red section). For instance, Apple restricts the use of Mac OS X to "Apple labelled computers". Default copyright doesn't really care how you use your software, but Apple does, so they have to impose these restrictions.

This is the crucial difference between open source licenses and EULAs (or SLAs or whatever other fancy term lawyers come up with). One removes restrictions, the other adds them. While any court case regarding GPL violation can count on the solid foundation of copyright, EULA court cases will have to rely on a whole number of different, wonky factors that may go either way - past-sale restrictions, how to enter into a contract, is it binding, signature, and so on, and so forth.

As a result, GPL court cases have all (as far as I know) been ruled in favour of the GPL, whereas EULA court cases have sometimes been ruled in favour and sometimes against EULAs. GPL: clear-cut. Abide, or lose in court. EULA: muddy. You never really know where you'll land.

Dịch tài liệu: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.